Thị trường bán lẻ đang phát triển vô cùng mạnh mẽ, các chuỗi bán lẻ liên tục mở rộng, cùng với nhịp độ tiêu dùng sau đại dịch cũng tăng trưởng lớn mạnh. Đi cùng với đó, mức độ cạnh tranh giữa các cửa hàng bán lẻ cũng tăng cao. Với 5 cách quản lý sau đây sẽ giúp cho cửa hàng, chuỗi cửa hàng bán lẻ kinh doanh bền vững và hiệu quả.

I. Mô hình kinh doanh bán lẻ

Mô hình kinh doanh bán lẻ là hình thức kinh doanh thương mại tập trung nhiều vào đối tượng tiêu dùng cá nhân và họ thực hiện việc mua đơn hàng lẻ với số lượng ít. Bán lẻ (Retail) là việc mua sản phẩm từ các nhà sản xuất, nhà cung cấp hoặc công ty bán lẻ và bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng.

Các cửa hàng bán lẻ phổ biến: quán tạp hóa, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bán đồ gia dụng,…

II. Thực trạng thị trường bán lẻ tại Việt Nam

Thị trường bán lẻ tại Việt Nam là một thị trường vô cùng năng động. Với hơn 95 triệu dân, đa số là dân số trẻ (58,5% dân số từ 15-54 – theo cục thống kê) với nhu cầu tiêu dùng và mua sắm cao giúp thúc đẩy thị trường bán lẻ tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ.

Chính từ thị trường hấp dẫn dẫn này, rất nhiều thương hiệu bán lẻ lớn nhỏ đã ra đời. Từ những cửa hàng nhỏ lẻ, đến những siêu thị hay trung tâm thương mại. Các thương hiệu bán lẻ phát triển nhanh chóng lên mô hình chuỗi bán lẻ đa dạng ngành hàng và sản phẩm.

Ngành bán lẻ là ngành chịu tác động lớn của đại dịch Covid khi 42% doanh nghiệp bán lẻ chịu tác động nghiêm trọng giải thể hoặc tạm ngừng kinh doanh. Thời gian lockdown, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ truyền thống đều lao đao gặp khó.

Hàng hóa không thể phân phối, việc chi trả các chi phí cố định trong mấy tháng không có nguồn thu chính là lý do khiến nhiều doanh nghiệp rời bỏ thị trường. Kênh truyền thống nhận ra được nhiều điểm hạn chế của nó. Áp lực từ việc hòa nhập với thị trường hậu Covid và bài toán tăng trưởng đè nặng lên vấn đề quản lý và vận hành.

Việc áp dụng công nghệ vào kinh doanh được các nhà lãnh đạo chú trọng hơn bao giờ hết. Các phần mềm quản lý bán lẻ được chọn lựa cẩn thận vã kỹ lưỡng.

III. 05 yếu tố và 04 cách quản lý cửa hàng bán lẻ hiệu quả

1. 05 yếu tố giúp quản lý chuỗi cửa hàng hiệu quả hơn

4 Cách Và 5 Yếu Tố Giúp Quản Lý Chuỗi Cửa Hàng Hiệu Quả

1.1 Chuẩn hóa quy trình vận hành

Để đảm bảo được tất cả các cửa hàng đều có quy trình vận hành đồng nhất, trơn tru, doanh nghiệp cần có một quy trình làm việc, vận hành đồng nhất. Các yếu tố bao gồm: thời gian làm việc, quy trình phục vụ khách hàng, các chương trình ưu đãi cũng cần đảm bảo được chuẩn hóa tại tất cả các bộ phận và cửa hàng.

1.2 Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp

Nhân viên là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên cần đảm bảo được các yếu tố:
– Sự chuyên nghiệp xuyên suốt nhân viên tại cửa hàng.
– Đào tạo kiến thức vận hành để nhận được báo cáo chuẩn xác nhất
Các nhân viên cần nắm được quy trình làm việc và mục tiêu sứ mệnh của doanh nghiệp để truyền tải đến khách hàng một cách chân thực nhất.

1.3 Lưu trữ dữ liệu trên cùng 1 nền tảng

Hiện nay, thông tin khách hàng là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, rất nhiều đơn vị đã bị mất lượng data khổng lồ do virus hoặc bị đánh cắp. Hãy lưu trữ trên 1 nền tảng đủ an toàn, sử dụng đúng phần mềm quản lý, hạn chế sai sót hoặc bị mất thông tin.

1.4 Thường xuyên đánh giá hiệu quả kinh doanh

Trong kinh doanh, đánh giá kết quả hãy bước đo lường là điều bắt buộc. Có những phần mềm quản lý hỗ trợ việc đánh giá việc này một cách nhanh chóng và chính xác. Việc đánh giá này có thể cho doanh nghiệp biết được phần mềm quản lý có thực sự phù hợp với doanh nghiệp hay không? Các chiến lược kinh doanh doanh nghiệp đưa ra mang lại kết quả như thế nào? Từ những kết quả đó có thể đưa ra được chiến lược dài hơi hơn cho doanh nghiệp.

1.5 Tập trung chăm sóc và khai thác khách hàng cũ

Doanh nghiệp sở hữu chuỗi quản lý cửa hàng, số lượng khách hàng lớn thì việc tái chăm sóc khách hàng là điều cần phải làm. Theo thống kê, 20% khách hàng hiện tại của doanh nghiệp sẽ mang đến 80% tổng doanh thu, điều này cho thấy tầm quan trọng đến từ khách hàng cũ.

Với App Mobile do Abaha cung cấp, doanh nghiệp sở hữu được ngay data khách hàng từ việc đăng ký sử dụng app. Thông qua các tính năng của app như thông báo đẩy, live chat, tích điểm, phân hạng khách hàng,… giúp cho tần suất quay lại app mua hàng nhiều hơn.

Thông qua App, khách hàng nhanh chóng nắm bắt được thông tin sản phẩm, khuyến mãi, các voucher,… Điều này mang đến trải nghiệm tiêu dùng cao hơn, từ đó khách hàng cảm thấy được tôn trọng và có niềm tin sâu hơn đối với thương hiệu.

2. 04 Cách quản lý hệ thống bán lẻ phổ biến

4 Cách Và 5 Yếu Tố Giúp Quản Lý Chuỗi Cửa Hàng Hiệu Quả

2.1 Quản lý bằng sổ sách

Đây là phương án quản lý lâu đời và thủ công thường chỉ dành cho các cửa hàng nhỏ lẻ. Phương pháp này quản lý bằng cách ghi chép và tính toán trên giấy. Khi quản lý bằng giấy tờ, bạn cần đảm bảo sự cẩn thận và tỉ mỉ trong từng số liệu.

Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm được khoản chi phí về thiết bị, dễ dàng sử dụng và có thể linh hoạt ghi chép theo nhu cầu.

Nhược điểm:
– Khó khăn khi tra cứu dữ liệu, nếu nhiều thông tin sẽ khó có thể lưu trữ bằng phương pháp này
– Tính bảo mật thấp, rất dễ bị mất hoặc lỡ thông tin
– Các hộ kinh doanh bán lẻ nhỏ theo gia đình có thể sử dụng hình thức này nếu chi phí có hạn.

2.2 Quản lý bằng Excel hoặc Google Sheet

Phần mềm Excel hay Google Sheet được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề kinh doanh và nhiều mô hình kinh doanh. Đây cũng là hình thức mà các nhà kinh doanh bán lẻ thường dùng để quản lý cửa hàng hay chuỗi cửa hàng của mình.

Giao diện của Excel hay Google Sheet khá đơn giản và các hàm tính toán trong đó là vô cùng chuẩn xác. Có thể quản lý được cửa hàng bán lẻ nhỏ hoặc chuỗi bán lẻ từ 1 đến 3 cửa hàng.

Ưu điểm: Dễ dàng tạo mới và thêm mới các file quản lý theo nhu cầu với các hàm tính đa dạng, độ chuẩn xác cao.

Nhược điểm:

– Nhân sự cần có kiến thức Excel thông thạo các hàm tính, tư duy sắp xếp và xây dựng các trường nội dung tính toán và theo dõi.

– Không có tính năng phân quyền rõ ràng khó theo dõi và phân bổ trách nhiệm

– Độ bảo mật thông tin kém: dễ bị mất thông tin khi máy tính hoặc drive bị lỗi

– Không có tính real-time

2.3 Quản lý bằng phần mềm offline

Các phần mềm offline là các công cụ hỗ trợ kinh doanh, tiện ích cho từng cửa hàng có các phần mềm và thiết bị hỗ trợ đa dạng đầy đủ: quản lý bán hàng, quản lý kho,…

Ưu điểm: Các phần mềm offline đều không cần sử dụng internet cũng có thể vận hành nhưng vẫn đảm bảo việc cập nhật thông tin real-time.

Nhược điểm:

– Chỉ phù hợp với hệ thống nhỏ (1-5 cửa hàng) những hệ thống lớn hơn vẫn cần internet để đồng bộ dữ liệu

– Phần mềm offline thường chỉ phát huy được ưu điểm trong thời điểm nhất định, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro bất ngờ. Chế độ an toàn dữ liệu cũng không được cao.

2.4 Quản lý bằng phần mềm online

Giải pháp quản lý chuỗi cửa hàng nhanh chóng và hiệu quả hiện nay, sử dụng mạng internet, các nền tảng trực tuyến để quản lý. Các phần mềm này giúp chủ doanh nghiệp cập nhật nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, độ chính xác cao.

Ưu điểm:

– Quản lý bằng phần mềm online khắc phục các nhược điểm của 3 phương pháp trên.

– Quản lý hiệu quả các hoạt động tại cửa hàng và kho khi có thể đồng bộ dữ liệu nhanh chóng, tức thời tại nhiều điểm.

– Ngoài quản lý, có thể tích hợp nhiều tính năng khác như bán hàng, quản lý nhân sự, chấm công,…

– Có thể phân quyền cho nhân viên, đảm bảo độ chính xác khi vận hành.

– Liên kết và đồng bộ với các kênh bán hàng, giao vận, thanh toán,…

Nhược điểm: Chi phí cao hơn các phương pháp trên và cần kết nối với Internet

Tạm kết:

Việc quản lý và vận hành cửa hàng bán lẻ cần nhiều hơn những công nghệ để hỗ trợ. Các giải pháp công nghệ về quản lý, bán hàng, nhân sự,…được các doanh nghiệp rất quan tâm. Abaha là một trong những giải pháp đưa công nghệ để hỗ trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Chúng tôi giúp chuyển đổi số mô hình kinh doanh truyền thống lên App thương hiệu riêng của doanh nghiệp.

  • Gia tăng trải nghiệm khách hàng với quy trình mua hàng được tự động hóa
  • Kết nối khách hàng và doanh nghiệp thông qua thông báo đẩy
  • Chủ động trong việc đưa ra những chiến dịch ưu đãi, khuyến mãi gia tăng tệp khách hàng trung thành

Tìm hiểu thêm: tại đây