Thực trạng rủi ro khi kinh doanh online phụ thuộc vào sàn TMĐT đang là vấn đề nóng trong cộng đồng nhà kinh doanh online. Thật vậy, kinh doanh onlline bằng sàn TMĐT vốn là con dao 2 lưỡi. Khi biết khai thác và tận dụng các thế mạnh thì sàn TMĐT sẽ là công cụ giúp các doanh nghiệp “kiếm bộn tiền”. Ngược lại nếu hoạt động kinh doanh online bị phụ thuộc vào sàn TMĐT sẽ khiến doanh nghiệp phải đối mặt với không ít những khó khăn. Cùng Abaha tìm hiểu Thực trạng rủi ro khi kinh doanh online phụ thuộc vào sàn TMĐT trong bài viết dưới đây.
Tiềm năng khi kinh doanh online với sàn TMĐT
Sàn thương mại điện tử được coi như “mảnh đất vàng” thu hút nhiều người bán cũng như người mua. Sàn thương mại điện tử (TMĐT) là một website cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu của sàn có thể mua bán sản phẩm/dịch vụ trên đó.
Việt Nam được đánh giá là thị trường tạo điều kiện cho sự phát triển của thương mại điện tử. Các sàn TMĐT hàng đầu Việt Nam phải kể đến Shopee, Tiki, Lazada, Sendo…
Bán hàng trên sàn TMĐT đồng nghĩa với việc chủ cửa hàng có thể giảm bớt nhiều chi phí mặt bằng, thuê nhân viên… Bên cạnh đó, nó cũng có nhiều ưu điểm như: Tiếp cận lượng khách hàng lớn, hỗ trợ vận chuyển, chăm sóc khách hàng, tận dụng các chương trình khuyến mại để tăng lượng khách hàng.
Những rủi ro khi kinh doanh online phụ thuộc vào sàn TMĐT
Phụ thuộc vào sàn TMĐT
Đây là rủi ro lớn nhất khi kinh doanh online phụ thuộc vào sàn TMĐT. Doanh nghiệp không có quyền kiểm soát hoàn toàn trên gian hàng của mình, và có thể bị sàn TMĐT thay đổi quy định bất cứ lúc nào. Điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
>> Sàn thương mại điện tử đồng loạt tăng phí: Lối đi nào cho Seller?
Đặc biệt, nếu vi phạm một trong những chính sách của sàn hoặc chẳng may bị báo cáo hàng không tốt thì shop của bạn sẽ bị bay màu và bốc hơi chỉ trong chốc lại. Mọi gầy công xây dựng của các nhà kinh doanh đều phải đổ sông, đổ bể cho những nguyên tắc khắt khe của sàn. Do vậy, bạn cần tuân thủ mọi chính sách và buôn bán hoàn toàn có tâm, có tầm.
Cạnh tranh gay gắt
Thị trường kinh doanh online đang ngày càng cạnh tranh gay gắt. Các doanh nghiệp kinh doanh online phụ thuộc vào sàn TMĐT cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp khác, cả trong và ngoài nước.
Khi người mua vào sàn, họ không chỉ thấy mỗi sản phẩm shop của bạn mà còn vô vàn những shop khác. Độ cạnh tranh vượt gấp 3 lần so với việc mở cửa trực tiếp. Điều này có thể khiến doanh nghiệp khó cạnh tranh và thu hút khách hàng.
Chính vì thế, mức giá của bạn phải rẻ và chất lượng phải thực sự tốt thì mới cạnh tranh lại được. Đồng thời các nhà kinh doanh phải thường xuyên đưa ra các voucher, mã khuyến mãi hoặc các chính sách quà tăng để kích cầu, thu hút khách hàng tiềm năng.
Chi phí cao
Sàn TMĐT thường thu phí cao cho các doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng của mình. Điều này có thể khiến doanh nghiệp tăng chi phí kinh doanh và giảm lợi nhuận.
>> 10 cách tối ưu chi phí doanh nghiệp mà người làm chủ nên biết
Quy trình bán hàng phức tạp
Thông thường khi nhắc đến online là người mua sẽ nghĩ tới sự “nhanh – gọn – lẹ”. Thế nhưng đối với người bán thì không phải vậy. Họ phải trải qua quy trình bán hàng online vô cùng phức tạp. Nó bao gồm các công đoạn như: đóng gói theo quy cách, giao hàng, lưu kho và vận chuyển… Khi xảy ra bất cứ vấn đề về hoàn hàng, khiếu nại, cả người mua lẫn người kinh doanh đều phải chờ đợi rất lâu.
Khó xây dựng thương hiệu
Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử gặp rủi ro về việc khó xây dựng thương hiệu. Bởi lẽ, hầu hết người mua chỉ nhớ đến tên sàn và vào tìm kiếm những món đồ mà mình cần thiết. Khi đứng giữa vô vàn những lựa chọn, họ không hề nhớ đến một shop hoặc một thương hiệu nào cả. Trừ khi có các chính sách pr cho shop, sản phẩm của shop được đánh giá cao và có sức ảnh hưởng, truyền thông lớn.
Nếu để xây dựng Brand về lâu về dài thì việc kinh doanh trên sàn thương mại điện tử thực sự không hiệu quả.
Lời khuyên cho doanh nghiệp kinh doanh online phụ thuộc vào sàn TMĐT

Để giảm thiểu rủi ro khi kinh doanh online phụ thuộc vào sàn TMĐT, các doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau:
- Xây dựng thương hiệu riêng: Doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu riêng cho mình, để khách hàng có thể nhận biết và ghi nhớ thương hiệu ngay cả khi không mua hàng trên sàn TMĐT. >> 5 Lý do tại sao doanh nghiệp nên có Mobile App thương hiệu riêng mang tên mình?
- Diversify kênh bán hàng: Doanh nghiệp không nên chỉ phụ thuộc vào một kênh bán hàng duy nhất là sàn TMĐT. Thay vào đó, doanh nghiệp nên đa dạng hóa kênh bán hàng, bao gồm website, app, mạng xã hội,… để tiếp cận với nhiều khách hàng hơn.
- Theo dõi xu hướng thị trường: Doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi xu hướng thị trường để cập nhật những thay đổi của sàn TMĐT và đưa ra những điều chỉnh phù hợp.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ và chăm sóc khách hàng để tạo ấn tượng tốt với khách hàng và giữ chân khách hàng lâu dài.