Làm cách nào để bạn có thể tuyển cộng tác viên bán hàng online thật nhanh chóng, hiệu quả và phù hợp nhất? Abaha sẽ giới thiệu Quy trình 05 bước tuyển CTV bán hàng chuyên nghiệp tìm được những ứng viên thích hợp nhất cho công việc làm ăn của bạn. 

I. Cộng tác viên bán hàng là ai?

Cộng tác viên (CTV) bán hàng là những cá nhân, người lao động tự do, hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức nào đó để kinh doanh, bán hàng mà không nhất thiết phải bỏ vốn hoặc đến công ty, địa điểm làm việc mỗi ngày. Đây được xem là nghề tay trái của rất nhiều người vì không cần thời gian làm việc cố định và không nhất thiết phải bỏ vốn.

Các doanh nghiệp biết tận dụng những CTV của mình để có thể mở rộng mô hình kinh doanh, tăng trưởng doanh số với chi phí thấp hơn.

II. Quy trình tuyển dụng cộng tác viên bán hàng

Để có một hệ thống CTV chất lượng, doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng ngay từ bước đầu tiên là tuyển dụng. Vậy làm thế nào để tuyển dụng một đội ngũ CTV thực sự chất lượng? Dưới đây sẽ là quy trình 5 bước tuyển dụng CTV hiệu quả mà rất nhiều doanh nghiệp đã áp dụng và thành công!

Bước 1: Bán hàng như bình thường

Một người bán hàng tốt nhất là người đã trải nghiệm sản phẩm và tin tưởng vào sản phẩm mà mình bán. Vậy khách hàng cũ chính là nguồn CTV tiềm năng nhất của doanh nghiệp.

Ở bước này, doanh nghiệp cần bán hàng bình thường, mục đích là có thật nhiều khách hàng hài lòng với sản phẩm. Có thể bán lỗ một chút, nhưng về lâu về dài, nguồn khách hàng này có thể trở thành CTV bán hàng và mang lại doanh số, lợi nhuận ổn định.

Bước 2: Đưa đề nghị trở thành CTV

Sau khi nuôi dưỡng khách hàng trung thành, hãy cho họ nhận thấy việc trở thành CTV cho doanh nghiệp sẽ đem đến nhiều hơn lợi ích cho họ.

Ví dụ: đối với khách hàng trung thành, khách hàng mua nhiều có thể tích điểm, giảm giá 10%, nhưng nếu trở thành CTV sẽ được giảm 20%. Ngoài ra, nếu bán tốt, hoa hồng sẽ là một khoản thu nhập tốt đều đặn cho CTV.

Quy trình tuyển dụng cộng tác viên bán hàng.png
Quy trình tuyển dụng cộng tác viên bán hàng.png

Tiếp đó, yêu cầu những khách hàng đăng ký tham gia một buổi đào tạo để trở thành CTV. Nội dung của buổi đào tạo nói đến khả năng kiếm tiền và lợi ích thực tế trở thành CTV bán hàng: có thể kiếm thêm thu nhập, chí ít là mua với giá tốt, hoặc sử dụng sản phẩm miễn phí. Đây chính là động lực cho CTV bán hàng, đem lại doanh thu trực tiếp cho doanh nghiệp, nguồn thu nhập cho CTV chứ không phải chỉ mua hàng với chiết khấu cao.

Bước 3: Sàng lọc CTV

Sau khi đã chuyển khách hàng thành các CTV, cần phân nhóm để chăm sóc. Mỗi nhóm cần có một quản lý là nhân sự của doanh nghiệp hoặc là một CTV chuyên nghiệp để có thể nắm bắt, quản lý hoạt động của các CTV như: lên đơn hàng, báo cáo doanh thu và hoa hồng,…

Việc phân nhỏ thành các nhóm giúp doanh nghiệp xác định rõ được mục tiêu của các CTV để có thể đưa ra được những chiến lược sau này.

  Mục đích chỉ muốn mua hàng với giá tốt: doanh nghiệp không cần chăm sóc hay đào tạo thêm, chỉ cần chăm sóc như một khách hàng bình thường để nuôi dưỡng, tăng mức độ hài lòng & trung thành của khách hàng.

  Mục đích chính là kiếm thêm thu nhập, thực sự muốn trở thành CTV bán hàng: Tổ chức những buổi đào tạo chuyên sâu về bán hàng, tăng khả năng bán hàng, đưa ra những chính sách chăm sóc để giữ chân họ ở lại hệ thống.

Bước 4: Đào tạo bán hàng và làm nội dung

Đào tạo bán hàng và làm nội dung
Đào tạo bán hàng và làm nội dung

Sau khi xác định được các nhóm CTV sẽ cộng tác lâu dài cùng doanh nghiệp, cần tổ chức những buổi đào tạo để cung cấp kiến thức hỗ trợ việc bán hàng hiệu quả. Có 4 mục tiêu cho các buổi đào tạo của doanh nghiệp:

4.1. Hiểu sâu về sản phẩm

Để bán hàng tốt thì CTV phải hiểu sâu về sản phẩm. Cho dù CTV đã từng sử dụng đi nữa thì họ cũng không thể nắm bắt hết thông tin và kiến thức chuyên ngành về sản phẩm. Vì thế doanh nghiệp cần đào tạo kỹ lưỡng về sản phẩm cho CTV.

4.2. Biết cách làm nội dung bán hàng

Không phải các CTV nào cũng có thể xây dựng nội dung bán hàng. Doanh nghiệp có thể xây dựng sẵn những nội dung bán hàng để CTV sử dụng và hướng dẫn CTV đăng bài bán hàng sao cho có hiệu quả nhất.

4.3. Biết cách tư vấn bán hàng

CTV bán hàng online dựa vào sự tin tưởng, các sản phẩm sẽ cần sự tư vấn, áp dụng những thông tin kiến thức từ 2 kỹ năng trên để đưa ra tư vấn chính xác, phù hợp và hiệu quả nhất.

4.4. Biết cách tự lập mục tiêu và kế hoạch bán hàng hàng tuần, hàng tháng

Dù CTV đa số là nghề tay trái, nhưng cần có sự chuẩn bị và đầu tư nhất định. Doanh nghiệp cần cho CTV biết họ cần và sẽ làm gì, đưa ra mục tiêu thu nhập, lượng hàng bán từ đó có kế hoạch bán hàng cụ thể.

Bước 5: Định hướng công việc cho CTV sau khi đào tạo

Sau khi tuyển dụng và đào tạo, mỗi CTV cần có một mục tiêu doanh thu đề ra. Để đạt được mục tiêu đó, CTV cần nắm được đối tượng khách hàng mục tiêu, số lượng khách hàng tiếp cận mỗi ngày. Doanh nghiệp cần có checklist công việc rõ ràng để CTV có thể làm theo hàng ngày, và áp dụng kiến thức đã được đào tạo vào thực tiễn.

III. Mẹo tuyển dụng CTV

Mẹo tuyển dụng CTV
Mẹo tuyển dụng CTV

Có một số mẹo các doanh nghiệp có thể tham khảo để tuyển được những CTV chất lượng nhất.

  Tổ chức những event offline, mời khách hàng mới tới và chuyển đổi khách hàng thành CTV trong event. Nội dung event có thể là ra mắt sản phẩm mới, ưu đãi cho khách hàng trung thành, từ đó có những chương trình chuyển đổi, đưa ra lợi ích để đẩy khách hàng có thể dễ dàng ra nhập vào hệ thống hơn.

  Làm bộ sale – kit thật chuyên nghiệp để tuyển CTV: cho họ thấy được lộ trình thu nhập của bản thân một cách rõ ràng nhất, đáng tin cậy nhất.

  Chứng minh rằng doanh nghiệp sẽ hỗ trợ CTV trong việc bán hàng: ví dụ như với nội dung bán hàng, doanh nghiệp có thể xây dựng sẵn nội dung, CTV chỉ cần copy – paste, sau đó chia sẻ thông tin. Có lộ trình đạo tạo rõ ràng cũng là một điểm thu hút. Sau đó, hãy đưa ra những Case study là những CTV đã thành công và có thu nhập ổn định khi cộng tác cùng doanh nghiệp.

Tạm kết

Trên đây là quy trình 5 bước tuyển CTV bán hàng chất lượng cho hệ thống của doanh nghiệp. Việc có một đội ngũ bán hàng hùng hậu và chất lượng không chỉ giúp tăng trưởng doanh thu mà còn mở rộng kênh phân phối, tăng độ phủ thương hiệu.