Làm sao để quản lý chuỗi cửa hàng hiệu quả đang là bài toán khó của các doanh nghiệp hiện nay. Lúc doanh nghiệp còn nhỏ hoặc số lượng chuỗi cửa hàng ít thì có thể quản lý đơn giản. Khi doanh nghiệp càng phát triển, số lượng chuỗi càng nhiều thì nhiều vấn đề sẽ phát sinh, khó quản lý hơn.

Bài viết dưới đây Abaha chia sẻ đến bạn 4 kinh nghiệm cần thiết để quản lý chuỗi cửa hàng một cách hiệu quả.

I. Thực trạng về chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam

Thực trạng về chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam

1. Cạnh tranh lớn

Trong giai đoạn thị trường đang ngày càng phát triển hiện nay, nhiều tập đoàn lớn đang đẩy mạnh đầu tư và phát triển hệ thống kinh doanh, kèm theo đó nhiều nhà bán lẻ xuất hiện với đa dạng sản phẩm, đa dạng mặt hàng tăng khả năng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp muốn khai thác hình thức kinh doanh dạng chuỗi.

2. Nhiều cơ hội

Tuy thị trường có sự cạnh tranh lớn, nhưng Việt Nam là một thị trường trẻ, có mô hình bán lẻ sôi động với hơn 97 triệu dân (58,5% dân số từ 15-54 tuổi theo số liệu của Cục thống kê). Thị trường trẻ sẽ tăng khả năng và tần suất mua hàng. Đây cũng là cơ hội lớn để phát triển kinh doanh chuỗi.

3. Là xu thế hiện nay

Kinh doanh dạng chuỗi đang là xu thế hiện nay. Nhiều thương hiệu đã áp dụng thành công và có chỗ đứng trên thị trường như : Vinmart, Bách Hóa Xanh, CellphoneS,…

Thương mại điện tử đang phát triển, doanh nghiệp có thể dễ dàng triển khai bán hàng đa kênh: social, website, sàn thương mại điện tử (TMĐT). Điều đó tăng khả năng nhận diện thương hiệu với nhiều khách hàng trên khắp các trang mạng.

Kinh doanh dạng chuỗi với nhiều chi nhánh cửa hàng giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ nhờ vào tăng độ phủ offline. Ngoài ra, còn có thể tạo trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho khách hàng nhờ vào hệ thống cửa hàng. Khách hàng có thể tới cửa hàng gần nhất để lựa chọn và mua hàng dễ dàng.

Tuy kinh doanh dạng chuỗi đang là xu thế và có nhiều cạnh tranh nhưng đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp tận dụng phát triển hệ thống của mình. Dù vậy, muốn tận dụng tốt thì doanh nghiệp cần phải có kinh nghiệm quản lý hệ thống chuỗi đó. Dưới đây là 4 kinh nghiệm quản lý chuỗi cửa hàng doanh nghiệp cần nắm vững.

II. 04 kinh nghiệm quản lý chuỗi cửa hàng

1. Quản lý, quản trị tài chính

Khi chỉ có một cửa hàng hoặc vài cửa hàng còn nhỏ thì vấn đề quản lý chi phí cửa hàng có thể không phải là vấn đề lớn. Doanh nghiệp có thể quản lý dễ dàng với rủi ro thấp, nhưng khi xây dựng nhiều cửa hàng thì vấn đề tài chính sẽ xảy ra, xuất hiện nhiều khó khăn trong vấn đề quản lý, thu chi của từng cửa hàng, và trên toàn hệ thống.

Quản lý, quản trị tài chính

Doanh nghiệp cần có phần mềm chuyên nghiệp để quản lý, tổng kết số liệu những vấn đề trên. Khi nhỏ thì có thể dùng phần mềm quản lý bán hàng để quản lý thu chi, nhưng khi hệ thống lớn thì cần thêm phần mềm kế toán chuyên nghiệp.

Phải tập trung quản trị thất thoát ở những loại chi phí nhỏ thường hay bị bỏ qua. Bởi vì những chi phí nhỏ này đối với mỗi cửa hàng chi nhánh gộp lại sẽ là một con số rất lớn. Nếu không quản lý, kiểm soát tốt thì sẽ xuất hiện tổn thất không hề nhỏ và không đáng có.

2. Quản lý nguồn hàng

Xây dựng chuỗi cửa hàng thì nhu cầu cung ứng hàng hóa lớn tùy theo quy mô của chuỗi. Để giải quyết vấn đề đó, doanh nghiệp nên có nhiều nguồn hàng chất lượng để duy trì ổn định, giá cả phải chăng, số lượng ổn định và cần phải liên hệ nhiều đối tác để hạn chế so sánh giá cả, chất lượng, giảm rủi ro phụ thuộc vào một nguồn hàng.

Những yếu tố cần lưu ý khi tìm nhà cung cấp hàng hóa:

  • Luôn chuẩn bị danh sách hàng hóa cần nhập.
  • So sánh giá nhập giữa các nhà cung cấp .
  • Luôn quan tâm và làm rõ các chi phí phát sinh.
  • Nắm rõ địa chỉ nhà cung cấp.
  • Nguồn hàng có phải trực tiếp từ nhà cung cấp.
  • Có hợp đồng mua bán rõ ràng.

3. Chuẩn hóa quy trình tuyển dụng và xây dựng nguồn nhân lực chất lượng

Khi doanh nghiệp xây dựng chuỗi thì số lượng nhân viên tăng lên dẫn đến khó kiểm soát, số lượng cao các nhân sự nghỉ việc và được tuyển mới nên cần phải có đội ngũ đào tạo mới liên tục. Vì vậy doanh nghiệp cần phải xây dựng nghiêm túc văn hóa, quy tắc, quy trình của doanh nghiệp, tuyển dụng nhân sự đúng và phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.

xây dựng nguồn nhân lực chất lượng

Khi có nhân sự mới, họ cần đào được tạo chuẩn chỉnh từ ban đầu. Doanh nghiệp nên lưu ý những nhân sự cũ tiềm năng để có thể gửi đi đào tạo phụ trách vị trí cao hơn, bổ sung nguồn nhân tài cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp không chỉ nghĩ đến khách hàng mà còn phải luôn quan tâm nhân sự, thường xuyên tạo động lực, phát lương, hoa hồng đầy đủ, đúng hạn để tăng sự trung thành với hệ thống.

Một điều nữa, doanh nghiệp cần chú ý tăng kết nối nhân sự giữa các cửa hàng để học tập lẫn nhau, trau dồi kinh nghiệm, đưa ra và cải thiện thiếu sót tạo sự gắn kết đồng bộ, đoàn kết chung trong tập thể, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa các chi nhánh với nhau.

Những vấn đề trên cần phải có phần mềm chuyên nghiệp để quản lý, đánh giá phù hợp. Dựa vào số liệu doanh thu, chi phí sẽ kiểm soát chất lượng nhân sự, tình trạng hoạt động các chi nhánh cửa hàng. Từ đó sẽ có cái nhìn tổng thể, chi tiết hoạt động kinh doanh, giảm thiểu những rủi ro phát sinh và định hướng đúng kế hoạch phát triển của doanh nghiệp.

4. Quản lý, tăng cường chăm sóc và giữ chân khách hàng

Doanh nghiệp cần phải giữ chân khách hàng để tăng khả năng quay lại mua hàng, từ đó làm tăng doanh thu hiệu quả. Ngoài ra nếu khách cũ được chăm sóc tốt, chất lượng sản phẩm hải lòng thì họ có thể giới thiệu khách hàng mới, doanh nghiệp sẽ tối ưu chi phí marketing.

4 Kinh Nghiệm Và Giải Pháp Quản Lý Chuỗi Cửa Hàng Hiệu Quả giu chan khach hang

Vậy doanh nghiệp cần làm gì để giữ chân khách hàng:

  • Cần có quy trình chăm sóc khách hàng nghiêm ngặt
  • Có nhiều chương trình ưu đãi đặc biệt cho khách cũ kèm theo các chính sách hậu mãi ấn tượng.
  • Thường xuyên tiếp cận lại khách hàng thông qua nhiều phương pháp như digital marketing, gọi điện chăm sóc…

Doanh nghiệp nên sử dụng các giải pháp công nghệ để chăm sóc khách cũ. Một trong những giải pháp hiệu quả để chăm sóc khách hàng là sử dụng Mobile App mang thương hiệu riêng của doanh nghiệp. Mobile App có thể giúp doanh nghiệp tập trung quản lý, phân tích và khai thác hiệu quả data khách hàng.

Hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế Mobile App cho doanh nghiệp. Trong đó, Abaha có thể giúp doanh nghiệp xây dựng những mô hình kinh doanh hiệu quả, khác biệt, vận hành hiệu quả trên Mobile App một cách nhanh chóng và tiết kiệm.

III. Giải pháp Abaha giúp quản lý chuỗi cửa hàng

App dành cho chuỗi cửa hàng là giải pháp Business App của Abaha giúp chuỗi cửa hàng & điểm bán phát triển kinh doanh, tự động hóa quản lý đơn hàng và khách hàng, giúp tối ưu, tự động hóa quy trình kinh doanh hiệu quả.

Doanh nghiệp sẽ được giải quyết những khó khăn khi xây dựng chuỗi bằng cách:

  • Tối ưu quy trình đặt hàng tự động giữa nhiều điểm bán, giảm thiểu tối đa sai sót và tiết kiệm thời gian
  • Thiết lập các chương trình khuyến mãi, voucher, game, tích điểm một cách tự động và hiệu quả nhất nhằm khuyến khích khách hàng mua sắm online
  • Tiết kiệm thời gian phân hạng và gửi thông báo tự động đến từng khách hàng
  • Cắt giảm chi phí marketing, vận hành và chăm sóc hệ thống khách hàng

Abaha luôn cố gắng giúp khách hàng triển khai và ứng dụng Business app nhanh và hiệu quả nhất có thể.

Lời kết

Trên đây là những thông tin về thực trạng về chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam, đồng thời Abaha chia sẻ về 4 kinh nghiệm quản lý chuỗi cửa hàng và giải pháp giải quyết những khó khăn khi xây dựng chuỗi bằng Business App. Hy vọng bài viết trên giúp các chủ doanh nghiệp có thêm kinh nghiệm và giải pháp tối ưu để quản lý hệ thống của mình.