Thương mại di động đã phát triển như thế nào trong nước? Tình hình thương mại di động tại Việt Nam và Đông Nam Á sẽ được khái quát trong bài viết dưới đây.

1. Thương mại di động là gì?

– Thương mại di động, hay còn gọi là M-Commerce, là một mô hình kinh doanh cho phép các công ty và cá nhân phân phối hàng hoá và dịch vụ trực tiếp tới tay người tiêu dùng thông qua các thiết bị không dây cầm tay như điện thoại thông minh và máy tính bảng.

– Thương mại di động đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu nhờ vào những lợi thế vượt trội như dễ dàng mang theo, dễ dàng kết nối, tiện ích tích hợp,…mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.

2. Thời đại của Internet và thiết bị di động dẫn đến hành vi mua sắm trực tuyến phát triển

Theo báo cáo “Kinh tế Internet khu vực Đông Nam Á năm 2020” của Google, Temasek và Bain & Company, Trước khi dịch Covid khởi phát, tỷ lệ truy cập Internet trung bình 1 lần/giờ là 24%, nhưng trong giai đoạn Covid 19 con số này tăng lên đến 46%. Sau thời kỳ dịch bùng phát, trong dịch hay thời kỳ bình ổn mới tỷ lệ này có giảm khoảng 12% xuống 34% , tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn so với trước khi dịch bùng phát

Đại dịch cũng là một chất xúc tác, thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng, doanh nghiệp,…Thời gian trung bình dành cho mua sắm trực tuyến

+ Thời gian mua sắm trực tuyến trung bình khi dịch Covid khởi phát là 3,7h/ ngày

+ Thời gian mua sắm trực tuyến trung bình trong đại dịch lên đến 4,7h/ ngày

+ Như lượt truy cập Internet, giai đoạn sau thời gian mua sắm trực tuyến có giảm nhưng vẫn ở mức 4,2h/ngày

Riêng tại Việt Nam, chiếm tỷ lệ mua sắm trực tuyến cao nhất Đông Nam Á và cao hơn mức trung bình của Đông Nam Á với 41%

3. Số liệu thống kê của thương mại di động tại Việt Nam

Thương Mại Di Động (M-Commerce) - Tiềm Lực Phát Triển Mạnh Mẽ

Trong vòng một thập kỷ qua, thương mại di động (M-Commerce) đã và đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Sự phát triển đó có thể được minh chứng thông qua các con số tiêu biểu được thống kê sau đây.

  • Theo Flurry Analytics Report năm 2013, Việt Nam là quốc gia có lượng tăng trưởng người dùng di động nhanh nhất trên thế giới với 266%, chỉ sau Columbia với 278%.
  • Theo Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2014, ước tính doanh thu đạt được từ thương mại điện tử trên nền tảng di động (B2C) đạt 2,97 tỷ USD, chiếm 2,12% tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước.
  • Theo Báo cáo của Appota năm 2017, nhà cung cấp nền tảng Internet di động hàng đầu tại Việt Nam, với 35% mỗi năm, Việt Nam đang thuộc top các quốc gia có tốc độ tăng trưởng quảng cáo trên di động nhanh nhất hiện nay.
  • Cũng trong năm 2017, Adsota, công ty quảng cáo trực thuộc Appota, cho biết ngân sách quảng cáo cho nền tảng di động đạt tới 78,7 triệu USD, tương đương 36,6% tổng chi tiêu quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam.
  • Theo Báo cáo Chỉ số thương mại năm 2019, trong số các doanh nghiệp có website phiên bản di động hoặc ứng dụng di động, có:
  • 43% số doanh nghiệp đã cho phép người mua thực hiện toàn bộ quá trình mua sắm trên thiết bị di động
  • 31% có triển khai chương trình khuyến mại dành riêng cho khách hàng sử dụng thiết bị di động để mua hàng hoá
  • 45% số doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng qua ứng dụng bán hàng trên thiết bị di độn

4. Tiềm năng phát triển của Thương mại di động tại Việt Nam

Việc hiểu rõ M-Commerce là gì và những con số thống kê “biết nói” ở trên sẽ là bước đệm tốt để giúp bạn tìm hiểu được tầm quan trọng của thị trường này và lý do nó thu hút được ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư cho các sản phẩm trên nền tảng di động của họ, bao gồm cả những doanh nghiệp ở Việt Nam.Thị trường Việt Nam là mảnh đất “màu mỡ” đang được khai thác tích cực bởi nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau, trong đó phải kể đến ba lĩnh vực đầu tàu: dịch vụ mua sắm trực tuyến, dịch vụ nhắn tin và dịch vụ thanh toán trực tuyến.

Theo Báo cáo Digital 2020 của We Are Social, Việt Nam có khoảng 68,17 triệu người sử dụng Internet (chiếm 70% dân số), số lượng người dùng mạng xã hội là 65 triệu người (chiếm tỷ lệ 67% dân số) và số lượng thuê bao di động là 145,8 triệu thuê bao (chiếm tỷ lệ 150% so với tổng dân số cả nước).

Các con số trên khẳng định Việt Nam là một quốc gia tiềm năng để phát triển Thương mại di động (M-Commerce). Và trên thực tế, thị trường này thực sự là mảnh đất “màu mỡ” đang được khai thác tích cực bởi nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau, trong đó phải kể đến ba lĩnh vực đầu tàu: dịch vụ mua sắm trực tuyến, dịch vụ nhắn tin và dịch vụ thanh toán trực tuyến.

Xu hướng ứng dụng thương mại di động hiện nay –  Mobile Business app

Thương Mại Di Động (M-Commerce) - Tiềm Lực Phát Triển Mạnh Mẽ

Mobile Business app (ứng dụng kinh doanh) hiện đang là một trong những giải pháp hiệu quả và được các doanh nghiệp quan tâm nhất hiện nay. Bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại như giúp doanh nghiệp tối ưu được chi phí kinh doanh, không cần thuê mặt bằng, hay tiền thuê  nhân viên, tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn và mở rộng mạng lưới khách hàng chỉ thông qua một chiếc di động,…

5. Đánh giá kết quả kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp trong bối cảnh Covid 19

  • Tỷ lệ các doanh nghiệp có nhận thấy được có kết quả cao chiếm tới 24%, có hiệu quả chiếm 57%, Hiệu quả thấp 14% và không hiệu quả 4%. Tất nhiên, bất cứ mô hình kinh doanh nào cũng không thể đem tới hiệu quả 100%, nhưng con số không hiệu quả thực sự là không đáng kể đến so với những con số hiệu quả (có rất nhiều lý do khiến doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, hi vọng sẽ có thêm số liệu hoặc 1 bài phân tích của các chuyên gia)
  •  51.9% doanh nghiệp có đơn đặt hàng qua website, 21,6% trong đó đã trở thành thành viên(Tập chung trong bán buôn), 47,8% do khách vãng lai đặt (chủ yếu là các doanh nghiệp bán lẻ)
  •         Tuy nhiên, có đến 19,4% đơn hàng ảo, không thành công trên tổng số giao dịch. Có lẽ đây cũng chính là vấn đề lớn nhất của các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT nói chung

 

Bên cạnh đó, là 1 số khó khăn về chi phí ảnh hưởng tới việc vận hành website và ứng dụng di động

  • Chi phí đầu tư cho Logistic: mức độ ảnh hưởng 0.82/2 mức trung bình
  • Chi phí thu hút khách hàng (Marketing, khuyến mãi,…): 1.35/2 ảnh hưởng trên mức trung bình, đây là giá trị mà chủ doanh nghiệp cần đánh giá kĩ lưỡng để đưa ra các chiến lược giá sao cho phù hợp nhất
  • Chi phí vận hành website và ứng dụng di động: 1.1/2 đây là chi phí khiến nhiều chủ doanh nghiệp đắn đo có nên bỏ ra chi phí để xây dựng hay không? Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp product với chi phí phù hợp (tham khảo mô hình SaaS)
  • Chi phí đầu tư cho công nghệ: 1.17/2, Như bên trên các chủ doanh nghiệp có thể tham khảo các đơn vị SaaS
  • Chi phí khác: 0.79/2

Tại Abaha, chúng tôi nhận ra rằng việc xây dựng một giải pháp tập trung vào các xu hướng mới nhất đòi hỏi chuyên môn và thời gian (hành trình thiết kế và phát triển bắt đầu thông qua một quá trình khám phá). Với các nhà phát triển giàu kinh nghiệm, nhiệt tình và được chứng nhận, chúng tôi cam kết sẽ mang tới các giải pháp mới để giúp các doanh nghiệp có thể chuyển đổi và ứng dụng công nghệ số hóa vào trong mô hình sản xuất đặc thù riêng của từng doanh nghiệp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn tại đây!