Con người là nhân tố hàng đầu quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp. Bởi cảm xúc, tinh thần, thái độ của mỗi người đều ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất làm việc. Vì vậy, để công việc được hoàn thành tốt nhất, các chủ doanh nghiệp nên chú trọng tạo động lực cho nhân viên. Đặc biệt đối với nhân viên bán hàng, những người làm việc trực tiếp với khách hàng.

Hãy cùng Abaha tìm hiểu 09 bí quyết tạo động lực bán hàng cho hệ thống cộng tác viên (CTV) giúp họ bán hàng tốt hơn và gắn bó lâu dài cùng doanh nghiệp.

I. Tầm quan trọng của việc tạo động lực cho Cộng Tác Viên

Tầm quan trọng của việc tạo động lực cho Cộng Tác Viên
Tầm quan trọng của việc tạo động lực cho Cộng Tác Viên

1. Giúp tăng thêm động lực bán hàng cho Cộng tác viên

Các CTV khi làm việc với một tinh thần vui vẻ, thoải mái,… sẽ giúp hiệu suất công việc của họ được tăng lên, giúp tăng khả năng bán hàng. Qua đó, giúp CTV có thêm thu nhập và đồng thời giúp doanh nghiệp đẩy hàng đi nhanh chóng. Giảm thiểu tối đa tồn kho.

2. Giúp ổn định dây truyền sản xuất và vận hành

Việc duy trì nhiệt huyết trong bán hàng giúp năng xuất CTV nâng cao và ổn định hơn. Qua đó giúp dây chuyền sản xuất diễn ra liền mạch. Không bị trì hoãn hay dừng hoạt động, làm ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp và tất cả các nhân viên.

Ngoài ra, việc CTV đẩy hàng nhanh giúp giảm áp lực trong khâu vận hành kho bãi, hàng tồn cho doanh nghiệp. Tránh tình trạng hàng để lâu bị hỏng hóc, hết hạn hay lỗi mốt, sẽ rất khó để bán ra thị trường.

3. Giúp Cộng tác viên gắn kết với hệ thống

Môi trường làm việc có vai trò quan trọng trong thu hút và giữ chân CTV. Vì vậy, việc tạo một môi trường làm việc thoải mái, khách quan,… giúp hỗ trợ cùng nhau, cởi mở, sẽ giúp các CTV yên tâm làm việc, chia sẻ và cống hiến hết mình cùng doanh nghiệp.

4. Tiết kiệm chi phí tuyển Cộng tác viên mới

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tuyển nhân viên hay CTV cũng muốn họ gắn bó, cống hiến lâu dài. Bởi chi phí và thời gian bỏ ra cho việc tuyển dụng và đào tạo thường rất tốn kém. Vì vậy, doanh nghiệp cần thường xuyên tạo động lực để nuôi dưỡng và khuyến khích CTV bán hàng, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

5. Khai thác tối đa tiềm năng của hệ thống hiện có

CTV bán hàng ổn định, giúp doanh nghiệp giảm tồn hàng, giảm chi phí lưu kho, hạn chế tình trạng hàng hóa bị hỏng, lỗi mốt. Bên cạnh đó, còn giúp dây chuyền sản xuất, vận hành của doanh nghiệp được liền mạch, không bị trì hoãn.

Xem thêm: Giải Pháp Mobile App giúp quản lý 1000+ Cộng Tác Viên chỉ với 1-3 nhân sự

II. 09 bí quyết tạo và duy trì động lực bán hàng cho Cộng tác viên

09 Bí Quyết Tạo Động Lực Bán Hàng Cho Hệ Thống Cộng Tác Viên 09 bi quyet tao va duy tri dong luc ban hang cho Cong tac vien

1. Xây dựng hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp uy tín và chuyên nghiệp

Khi bán sản phẩm/dịch vụ từ một doanh nghiệp có thương hiệu, uy tín cao, được biết đến rộng rãi, thì CTV tự tin hơn khi giới thiệu sản phẩm tới các khách hàng của mình. Khách hàng cũng sẽ tin tưởng và dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng hơn. Qua đó giúp CTV bán được nhiều hàng hóa hơn.

2. Có chính sách đại lý, hoa hồng minh bạch, rõ ràng

Để hợp tác thành công thì các doanh nghiệp cần có một bản kế hoạch cụ thể cho chính sách đại lý và mức tính hoa hồng cho các CTV. Các chính sách đó cần đảm bảo quyền lợi và doanh số cho cả doanh nghiệp và các CTV. Khi đó, các CTV sẽ có động lực để phấn đấu vì họ biết lợi nhuận mà họ đạt được là bao nhiêu. CTV biết rõ mình sẽ nhận được gì, thu nhập ra sao để cố gắng.

Xem thêm: Quy trình 10 bước xây dựng hệ thống 1000+ Cộng tác viên/đại lý bán hàng Online cho doanh nghiệp

3. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi bán hàng với giải thưởng hấp dẫn

Nên tổ chức các cuộc thi hàng tháng và trao giải thưởng giúp tiếp thêm động lực và khơi dậy mong muốn trở thành người thắng cuộc cho các CTV. Đồng thời qua đó giúp CTV có thêm động lực, tinh thần thi đua, sẽ giúp họ dễ dàng bán hàng và tăng nhanh doanh số hơn.

Ví dụ cuộc thi best seller hàng tháng, nhóm bán hàng tốt nhất hàng tháng. Tạo ra tính cạnh tranh giữa các cá nhân và đội nhóm trong hệ thống sẽ góp phần tạo động lực bán hàng.

4. Tuyên dương, khen thưởng liên tục

Đặt ra nhiều mốc khen thưởng để khuyến khích và thu hút các CTV tham gia chương trình.

Ví dụ chọn các mốc khen thưởng khi: Có đơn hàng đầu, 10 khách đầu, 50 khách đầu…

Ngoài ra, tích hợp thêm một số giải thưởng khác như:

  • Trao thưởng theo doanh số hàng tháng.
  • Trao thưởng về mở rộng hệ thống.

5. Tăng chiết khấu trong một khoảng thời gian nhất định

Việc tăng hoa hồng một số loại sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định sẽ giúp CTV có động lực và tập trung bán sản phẩm đó. Doanh nghiệp cần xác định các dòng sản phẩm hiện có và xem xét để đưa ra chính sách về giá, hoa hồng, chiết khấu phù hợp cho từng dòng sản phẩm.

Ví dụ 1: đối với các sản phẩm mới ra mắt chưa được biết đến rộng rãi, mức độ đón nhận và tính phổ biến tới người dùng chưa cao. Thì doanh nghiệp có thể điều chỉnh tăng chiết khấu để khuyến khích các CTV đẩy hàng đi nhanh hơn.

Ví dụ 2: Đối với các sản phẩm tồn kho cũng có thể sử dụng chính sách này nhằm đẩy nhanh lượng hàng tồn kho, giúp tiết kiệm chi phí lưu kho, tránh hàng hóa để lâu bị hỏng hóc, hết hạn hay lỗi mốt,…

6. Đào tạo kỹ năng bán hàng liên tục

Nâng cao kỹ năng bán hàng cho CTV là một việc làm vô cùng cần thiết. Bởi CTV là người quyết định trực tiếp đến doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Không chỉ đào tạo kiến thức về sản phẩm mà còn cần bổ trợ thêm các kỹ năng về bán hàng, giao tiếp, chốt đơn,… giúp CTV bán hàng dễ dàng và hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần quan tâm và lắng nghe nhiều hơn những vướng mắc về sản phẩm, dịch vụ, cùng khó khăn trong quá trình bán hàng mà các CTV đang gặp phải. Mục đích là để kịp thời giúp họ tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc đó. Điều này sẽ giúp các CTV cảm thấy được quan tâm và hỗ trợ, qua đó họ sẽ trung thành và gắn bó với công ty lâu dài hơn.

7. Liên tục tạo sẵn các nội dung bán hàng mới cho Cộng tác viên sử dụng

Cần tạo sẵn nội dung bán hàng để CTV chỉ cần copy-paste, hoặc chỉnh sửa đôi chút là có thể sử dụng để tiến hành bán hàng ngay. Bởi không phải CTV cũng có khả năng tạo nội dung quảng cáo và bán hàng. Việc doanh nghiệp liên tục tạo ra những nội dung mới sáng tạo và thu hút giúp CTV sử dụng dễ dàng, sẽ giúp CTV tập trung vào việc họ nên và làm tốt nhất đó là tư vấn bán hàng.

Ví dụ: luôn tạo ra các bài post bán hàng hoặc chia sẻ thông tin, khuyến mãi của sản phẩm để CTV đăng lên các trang social của mình.

Việc chủ động tạo các nội dung truyền thông cũng giúp doanh nghiệp quản lý và kiểm soát được nội dung mà doanh nghiệp muốn truyền tải, giới thiệu đến người tiêu dùng.

8. Yêu cầu Cộng tác viên cập nhật tình hình bán hàng, số khách hàng tiềm năng đang tiếp cận hàng ngày.

Điều này sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ tình hình kinh doanh của từng CTV. Giúp kịp thời đưa ra chính sách hiệu quả cho từng CTV để khuyến khích, cổ vũ tinh thần cho bán hàng.

Ngoài ra, cách này giúp doanh nghiệp nhận biết được CTV nào phù hợp, có tiềm năng để đầu tư hỗ trợ họ, cùng hợp tác lâu dài với doanh nghiệp.

Ví dụ: Sau mỗi ngày hoặc một thời gian nhất định, yêu cầu CTV tổng kết để doanh nghiệp dựa vào đó đưa ra các chính sách hỗ trợ và đào tạo phù hợp.

Xem thêm: 6 Sai Lầm Khi Triển Khai Kinh Doanh Bằng Mô Hình CTV Cần Tránh

9. Tạo thêm các dòng sản phẩm mới

Việc thêm một dòng sản phẩm mới rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, nhằm mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm. Đảm bảo bắt kịp xu hướng tiêu dùng, đưa ra các sản phẩm cải thiện hiệu quả, tiện ích và chất lượng hơn sản phẩm cũ.

Bởi các sản phẩm cũ khi kinh doanh một khoảng thời gian dài, sẽ bị bão hòa, ngày càng có nhiều sản phẩm với công năng tác dụng và chất lượng vượt trội hơn được tung ra thị trường. Vì vậy doanh nghiệp muốn tồn tại cần đa dạng hóa nhiều dòng sản phẩm và không ngừng cải tiến.

Mặt hàng sản phẩm đa dạng cũng giúp CTV có thêm nhiều lựa chọn các dòng sản phẩm phù hợp nhất với họ, bởi mỗi CTV có thế mạnh, lợi thế khác nhau.

III. Tạm kết

Để thành công, doanh nghiệp cần đảm bảo phải hoàn thiện nhiều yếu tố. Nhưng con người vẫn luôn là nhân tố hạt nhân giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra. Hi vọng những chia sẻ bên trên của Abaha sẽ giúp doanh nghiệp có thêm những kiến thức hữu ích để phát triển, quản lý và tạo động lực bán hàng mạnh mẽ cho hệ thống cộng tác viên.