Năm 2021, khoảng 70% người tiêu dùng tải xuống Ứng dụng mua sắm trên di động của họ. Hơn 53% nhà cung cấp, doanh nghiệp đã phát triển một ứng dụng di động (Mobile App) và hơn 50% số còn lại muốn xây dựng. (Theo M-Commerce Statistics & Mobile Shopping Trends 2022)
Nếu bạn cũng nhìn thấy tiềm năng rộng mở của Ứng dụng di động và muốn xây dựng nó thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. 10 Tính năng trên ứng dụng sẽ tối đa hóa hiệu suất kinh doanh, mang trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, để có nhiều hơn doanh thu mỗi ngày!
I. Mobile App bán hàng là gì?
Mobile App bán hàng hay Ứng dụng di động bán hàng là ứng dụng thương mại điện tử trên thiết bị di động, do doanh nghiệp, cá nhân tổ chức xây dựng, vận hành nhằm xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa hoặc cung ứng sản phẩm, dịch vụ của mình.
Đây là một kênh bán hàng được nhiều doanh nghiệp sử dụng vì tính tiện dụng và khả năng tiếp cận của nó. Với Mobile App được xây dựng chuẩn, khách hàng có thể mua hàng chỉ với 5 chạm, tiếp cận khách hàng trên toàn quốc mà không cần thông qua cửa hàng vật lý.
II. 11 chức năng cơ bản cần có của Mobile App bán hàng TMĐT
1. Đăng nhập, lưu trữ thông tin khách hàng
Ứng dụng thương mại điện tử dành cho thiết bị di động có rất ít thời gian để có thể thu hút và giữ chân khách hàng. Các bước đăng ký, đăng nhập cồng kềnh, phức tạp sẽ chính là lý do khiến khách hàng mất kiên nhẫn.
Các biểu mẫu đăng nhập và đăng ký không nên quá hai hoặc ba thông tin. Có thể bật các tùy chọn kết nối với các mạng xã hội, tài khoản google,…để người dùng có thể đăng ký, đăng nhập với chỉ 1 cú click. Sau đó, các thông tin đó cần được lưu trữ trên hệ thống chung của công ty để sử dụng cho những chiến dịch tiếp theo.
2. Hiện thông tin sản phẩm đầy đủ
Mức độ hiển thị trên Mobile sẽ giới hạn hơn trên desktop. Ứng dụng của bạn cần đảm bảo hiển thị thân thiết nhất cho người dùng, cho họ dễ dàng nhận thấy được nhu cầu ngay khi vào gian hàng. Thông tin khách hàng từ giá, mô tả chính là những yếu tố bắt buộc khi vào 1 gian hàng trên App.
Cần có những danh mục mang đặc điểm nổi bật chung của các sản phẩm. Người dùng có thể tìm kiếm sản phẩm dễ dàng hơn theo danh mục, có thể phát sinh thêm nhu cầu khi bắt đầu mua sắm.
Giao diện thân thiện với người dùng chính là một yếu tố giúp giữ chân khách hàng, tăng giá trị đơn hàng và tăng tỷ lệ quay lại mua sắm của họ.
3. Chức năng đặt hàng
Hiển thị sản phẩm, chọn sản phẩm, sau cùng vẫn cần đến bước đặt hàng. Đây là tính năng trực tiếp tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Sau khi thêm vào giỏ hàng số lượng sản phẩm cần thiết, khách hàng tiến hành nhập địa chỉ, thông tin giao hàng, lựa chọn hình thức thanh toán,…Đây chính là các bước trong 1 quy trình đặt hàng trên App TMĐT phổ biến hiện nay.
4 Tích hợp các cổng thanh toán
Theo nghiên cứu của Barilliance – Bằng cách tối ưu quá trình thanh toán nhanh, đơn giản và an toàn sẽ giảm 31% khách hàng bỏ qua giỏ hàng khi mua sắm trực tuyến.
Có rất nhiều phương thức thanh toán: Ví điện tử, Internet banking,…được ưa chuộng, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn và chọn lựa phương thức thuận tiện nhất đối với họ.
Các phương thức thanh toán cần đảm bảo sự an toàn, bảo mật tuyệt đối. Đây là một trong những tính năng phát triển Ứng dụng di động thương mại điện tử quan trọng cho doanh nghiệp bạn.
5. Push notification
Thông báo đẩy được ứng dụng để gửi những thông tin về sản phẩm mới, giao dịch, hay những voucher, khuyến mãi,… đến từng khách hàng của bạn. Thông báo đẩy thường ngắn gọn và gắn liền với thực tế.
Những thông báo này nên được thiết kế cẩn thận để thu hút nhưng vẫn cung cấp đầy đủ giá trị cho người tiêu dùng (người sử dụng, tải App của doanh nghiệp)
6. Bài viết blog
Các bài viết blog là nơi cung cấp các thông tin hữu ích cho khách hàng mà liên quan đế ngành nghề kinh doanh của bạn. Các bài blog sẽ được thể hiện bằng banner và title hiển thị trên App, khách hàng có thể click vào và được dẫn đến trang web có bài blog đầy đủ.
Tính năng này giúp khách hàng gắn bó hơn với ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp, giữ chân họ ở lại lâu hơn trên gian hàng online. Điều này tăng khả năng mua thêm khi khách hàng nhận thấy thêm nhu cầu của mình.
7. Tích hợp với các phần mềm quản lý kho thông dụng
Việc tích hợp được các phần mềm quản lý kho giúp việc bán hàng dễ dàng hơn, khách hàng có trải nghiệm tốt hơn khi không phải đợi chọn sản phẩm, thao tác đặt hàng xong xuôi mới có thông báo hết hàng. Các đơn vị xây dựng App hiện nay hầu hết đều có API mở để có thể tích hợp các phần mềm quản lý kho thông dụng hiện tại, các doanh nghiệp nên lựa chọn đơn vị uy tín có thể tích hợp dễ dàng mà vẫn đảm bảo các tính năng khác vận hành hiệu quả.
8. Tạo Voucher, mã khuyến mãi
Chi phí bỏ ra để có được một khách hàng mới đắt gấp từ 5-7 lần chi phí chăm sóc khách hàng cũ. Nhưng 80% doanh số lại được tạo ra từ 20% khách hàng cũ. Chính vì vậy, doanh nghiệp không thể bỏ qua tính năng chăm sóc khách hàng trên Mobile App của mình.
Bạn có thể thiết lập những chính sách ưu đãi cho các thành viên trên App của mình và thông báo đến từng người với tính năng Thông báo đẩy (Push Notification). Ngoài ra, có thể để khách hàng kết nối với doanh nghiệp 24/7 và báo cáo vấn đề, trao đổi thông tin ngay trên App.
9. Livechat
Hơn 90% khách hàng cảm thấy thất vọng khi phải chờ đợi quá lâu vào sự hỗ trợ khách hàng khi trải nghiệm Thương mại điện tử. Bạn cần đảm bảo được rằng khách hàng của mình sẽ nhận được sự trợ giúp từ bộ phận hỗ trợ nhanh nhất.
Các ứng dụng di động mua sắm cần được thiết lập khung chat với khách hàng. Khách hàng có thể phản hồi ngay trên ứng dụng di động khi mua sắm, và nhanh chóng nhận được phản hồi. Điều này sẽ dễ dàng gây thiện cảm với họ và thiết lập được lòng trung thành đối với thương hiệu.
10. Report bán hàng, khách hàng
Các khách hàng của bạn có thể phản hồi bất cứ vấn đề gì tại Ứng dụng của bạn. Tuy nhiên, việc kiểm duyệt để công khai những phản hồi sẽ phụ thuộc vào bạn để tránh những tác động không hay cho những người tiêu dùng khác.
Bạn có thể thiết lập các mẫu phản hồi chi tiết trên ứng dụng của mình để hiểu rõ hơn về các vấn đề và nhu cầu của người dùng. Các vấn đề này có thể giải quyết qua email hoặc trực tiếp qua tin nhắn trên ứng dụng của bạn.
11. Tích hợp với các đơn vị giao vận
Thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị giao vận uy tín, nếu doanh nghiệp không đủ kinh phí thiết lập một đội giao vận riêng thì việc tích hợp là vô cùng cần thiết. Các đơn vị giao vận sẽ được tích hợp để khách hàng có thể tự do chọn lựa đơn vị phù hợp. Đây cũng là 1 trong những cách giúp tăng trải nghiệm khách hàng, tăng sự gắn bó với thương hiệu.
III. 07 chức năng nâng cao của Mobile App
1. Loyalty – Phân loại khách hàng tự động
Tính năng phân loại khách hàng là tính năng nâng cao hỗ trợ việc chăm sóc khách hàng, nuôi dưỡng khách hàng hiệu quả. Ứng dụng di động có thể cá nhân hóa đến từng tệp khách hàng theo phân hạng, dễ dàng đem đến những ưu đãi phù hợp đối với từng phân hạng.
Việc phân hạng khách hàng có thể dựa trên doanh số (Giá trị tổng mà khách hàng chi tiêu) để phân thành các hạng bậc như Đồng, Vàng, Bạch Kim, Kinh Cương,….Hoặc mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn những điều kiện khác nhau để đưa ra các điều kiện và tệp phân hạng.
2. Tạo khuyến mãi tự động theo loại khách
Sau khi phân hạng khách hàng, doanh nghiệp sẽ tạo những chiến dịch chăm sóc, re-MKT bằng những voucher, khuyến mãi. Ứng dụng di động của doanh nghiệp cần có tính năng tạo những khuyến mãi này theo từng phân hạng khách hàng, hiển thị ngoài giao diện và có thể gửi push notification tới từng khách hàng. Đây chính là phương án Marketing hiệu quả, bền vững mà tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
3. Chức năng affiliate
Affiliate hay Tiếp thị liên kết là một tính năng rất tiện dụng giúp mở rộng kênh phân phối hiệu quả cho doanh nghiệp. Khách hàng có thể chia sẻ link sản phẩm cho bạn bè, người thân của mình, khi nhấp vào link được chia sẻ sẽ dẫn đến gian hàng online, khách hàng mới có thể mua hàng trực tiếp trên gian hàng đó. Giúp tăng trưởng doanh thu, mở rộng, phát triển kênh phân phối bền vững với chi phí vô cùng thấp.
4. Đẩy đơn hàng về cửa hàng gần nhất
Đây là một tính năng nâng cao dành cho chuỗi cửa hàng có nhiều cửa hàng tại các khu vực địa lý khác nhau. Tại Mobile App có thể định vị vị trí của khách hàng, sau đó khi có đơn hàng phát sinh, đơn hàng sẽ được gửi về cửa hàng có vị trí gần nhất để chuẩn bị đơn. Tính năng này hỗ trợ giảm thiểu thời gian chờ đợi cho khách hàng, tiết kiệm chi phí vận chuyển,…nâng cao trải nghiệm khách hàng.
5. Mỗi loại khách có một bảng giá, chiết khấu riêng
Với một ứng dụng TMĐT dành cho doanh nghiệp kinh doanh theo hệ thống phân phối (Đại lý bán buôn, CTV,…) mỗi cấp Đại lý, CTV đều có những chính sách riêng. Ví dụ: Đại lý cấp 1 sẽ nhập hàng với bảng giá A, đại lý cấp 2 sẽ nhập hàng với bảng giá B,…Các đại lý sẽ phải hỏi lại về bảng giá rất nhiều, tốn thời gian của cả hai bên, việc tính toán doanh thu, hoa hồng thủ công cũng rất phức tạp dễ xảy ra sai sót.
Chính vì vậy Mobile App nên có tính năng bảng giá, chiết khấu riêng cho từng phân hạng. Khi Đại lý hay CTV vào App, họ có thể nhìn thấy bảng giá hay chiết khấu của mình, sau đó mua hàng mà không cần mất thời gian hỏi rồi chờ hồi đáp. Phần tổng hợp, tính toán cũng đơn giản hơn rất nhiều.
6. Báo cáo nâng cao
Các doanh nghiệp luôn cần tổng hợp được những kết quả sau bán hàng, một Mobile App TMĐT nên có thêm tính năng báo cáo nâng cao. Báo cáo có thể trích xuất doanh số, tổng số người dùng cài đặt App mới, số lượng đơn hàng phát sinh,…đây đều là những số liệu cần thiết cho doanh nghiệp để có thể đưa ra được những chiến lược phù hợp cho thời gian tiếp theo, đảm bảo được sự phát triển của doanh nghiệp.
7. Gamification
Một tính năng thu hút khách hàng ở lại lâu và gắn bó hơn với ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp đó là những trò chơi giải trí nhưng mang lại giá trị- Gamification. Các App thường có những game giải trí như quay thưởng, số may mắn,…để tặng thêm tích điểm tăng tỷ lệ mua hàng của khách hàng.
Tạm kết
Trên đây là 18 Tính năng mà ứng dụng di động thương mại điện tử của doanh nghiệp cần có để tối ưu hiệu suất kinh doanh, tăng doanh số cho doanh nghiệp. Abaha là đơn vị đầu tiên tại thị trường Việt Nam cung cấp nền tảng xây dựng các mô hình kinh doanh trên Ứng dụng di động (Mobile App) mang thương hiệu của doanh nghiệp. Ngoài những tính năng cần thiết ở trên, chúng tôi còn cung cấp siêu thị hơn 25 tính năng khác: Booking, Chuỗi kho,… Các tính năng này được tháo lắp dễ dàng để phù hợp với từng mô hình kinh doanh và linh hoạt theo sự phát triển của doanh nghiệp. Tìm hiểu thêm thông tin TẠI Đ Y!