Dù có rất nhiều tiền, nhưng tại sao nhiều doanh nghiệp vẫn thất bại khi tự xây hệ thống phần mềm, Mobile app (sau đây gọi chung là phần mềm) riêng cho mình?
Bài này sẽ bàn về việc khi nào doanh nghiệp nên tự làm phần mềm, và nếu không tự làm được thì sẽ có giải pháp nào thay thế.
Ngoài lý do sĩ diện hão, muốn chứng minh ta đây cũng đủ sức phát triển hệ thống riêng, thì các doanh nghiệp thường thất bại vì 2 lý do sau đây.
Mà trước khi đi vào 2 lý do quan trọng này, chúng ta cần tìm hiểu sơ lược về quy trình phát triển 1 phần mềm.
I. Quy trình 07 bước phát triển phần mềm
Bước 1. Yêu cầu và giải pháp
Làm rõ các nhu cầu, vấn đề cần giải quyết của doanh nghiệp, sau đó tìm giải pháp phù hợp cho các nhu cầu và vấn đề đó.
Bước 2. Thiết kế
Đưa ra các mô hình tổng quan về phần mềm. Ngoài ra, các chức năng chi tiết và thiết kế cơ sở dữ liệu cũng sẽ được đề cập đến.
Bước 3. Lập trình:
Viết code phần mềm.
Bước 4. Kiểm thử
Các tester kiểm tra, tìm lỗi trong phần mềm theo nhiều kịch bản khác nhau.
Bước 5. Triển khai và bàn giao:
Triển khai vào hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp và hướng dẫn doanh nghiệp vận hành phần mềm.
Bước 6. Bảo trì:
Điều chỉnh các lỗi mà chưa được phát hiện trong các giai đoạn trước khi thiết kế phần mềm, nâng cấp tính năng sử dụng và an toàn vận hành của phần mềm, chiếm đến 65%-75% công sức trong chu kỳ sống của ứng dụng.
7. Phát triển thêm tính năng mới
II. 02 lý do chính khiến doanh nghiệp thất bại khi tự làm phần mềm
1. Sai lầm từ bước đầu tiên
Đây là lý do thường sảy ra với doanh nghiệp lần đầu làm phần mềm, đó là sai lầm từ bước 01.
Các doanh nghiệp này thường có quá nhiều yêu cầu, trong đó, có nhiều thứ không cần thiết, khiến cho việc tìm giải pháp phù hợp trở nên khó khăn. Thậm chí, doanh nghiệp còn không biết đâu là vấn đề quan trọng cần phầm mềm để xử lý.
Ngoài ra, đơn vị phát triển phần mềm thường không có kiến thức về ngành nghề/mô hình kinh doanh của khách, nên việc đề xuất giải pháp cũng hời hợt, không phân tích thiệt hơn, không xác định đúng vấn đề quan trọng cần phần mềm giải quyết. Lúc này, doanh nghiệp dễ trở thành “chuột bạch” cho các đơn vị outsource. Số phận chuột bạch thường như thế nào thì bạn đã biết rõ! Đừng trở thành chuột bạch.
2. Không đảm bảo công tác bảo trì
Như phía trên đã chia sẻ, phần bảo trì này chiếm tới 65-75% công sức duy trì hoạt động ổn định của phần mềm.
Mà thường là sau 1-2 năm, có khi chỉ vài tháng sau khi bàn giao, các hoạt động bảo trì sẽ bị lơ là (đặc biệt là khi làm với Freelancer) khiến phần mềm trở nên bất ổn, nhiều lỗi, và dẫn đến không sử dụng được, hoặc cố gắng sử dụng trong ức chế.
Vậy thì khi nào doanh nghiệp nên tự làm phần mềm?
Câu trả lời là khi doanh nghiệp thật sự hiểu mình muốn gì ở phần mềm, hoặc là ngoài thị trường không có giải pháp nào khác có thể sử dụng thay thế, và doanh nghiệp tìm được một đơn vị gia công (outsource) thật uy tín.
Doanh nghiệp cũng có thể tìm được một đơn vị tư vấn giải pháp chuyên biệt cho ngành hàng/mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. doanh nghiệp sẽ cần có đội ngũ IT riêng để nhận bàn giao và vận hành phần mềm. Ngoài ra doanh nghiệp sẽ cần ngân sách kha khá vì chi phí tư vấn giải pháp và gia công rất tốn kém.
Vậy với các doanh nghiệp có ngân sách nhỏ, không đủ để thuê tư vấn giải pháp, và chưa có kinh nghiệm tự phát triển phần mềm, thì phải làm sao?
Giải pháp đó là hãy sử dụng các phần mềm SAAS (Software As A Service). Đây là những phần mềm được tạo ra nhằm giải quyết 1 hoặc 1 vài vấn đề nhất định của doanh nghiệp.
Những phần mềm này đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, phát triển gần như hoàn thiện và đóng gói để doanh nghiệp có thể triển khai 1 cách nhanh chóng nhất. Đây là dạng giải pháp one-for-all, tức là 1 phần mềm mà nhiều doanh nghiệp có thể sử dụng chung.
Thường thì các phần mềm SAAS sẽ tiết kiệm khoảng 70-90% chi phí và thời gian triển khai so với việc doanh nghiệp tự phát triển phần mềm riêng.
Doanh nghiệp cũng không cần quan tâm tới việc bảo trì, vì công ty cung cấp sẽ lo việc đó trong suốt thời gian doanh nghiệp sử dụng phần mềm.
Điểm trừ của các sản phẩm SAAS là chức năng cố định, khó cá nhân hóa và phát triển thêm chức năng theo yêu cầu.
Tạm kết
Với doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa từng làm phần mềm, không có đội ngũ IT inhouse, thì không nên tự làm phần mềm (dù team inhouse làm hay thuê outsource). Hãy sử dụng một sản phẩm SAAS.
Mặc dù phần mềm SAAS này sẽ không giải quyết hết 100% yêu cầu của bạn, nhưng nếu nó giải quyết được những vấn đề thiết yếu, thì bạn cũng nên sử dụng nó. Điều quan trọng bạn cần triển khai càng nhanh càng tốt với chi phí tiết kiệm nhất có thể. Tốc độ và tiết kiệm là 2 nguyên tắc sống còn trong kinh doanh, đúng không nào?
Sau một thời gian, có thể là 2-5 năm, khi bạn đã biết rõ ràng rằng bạn cần những chức năng gì, bạn có tài chính tốt hơn, có đội ngũ mạnh hơn, thì bạn có thể thoải mái tự phát triển phần mềm riêng cho mình.
Tại Abaha, có nhiều khách hàng đã đốt hàng trăm triệu, đến vài tỷ đồng, mất cả năm trời tự làm phần mềm nhưng rốt cuộc phải từ bỏ và tìm đến giải pháp SAAS của Abaha.
Hiện tại Abaha đang cung cấp những giải pháp xây dựng mô hình phát triển kinh doanh trên Mobile App sau:
1. App xây dựng hệ thống Đại lý:
Quản lý và phát triển hệ thống đại lý với nhiều bảng giá, mức chiết khấu riêng. Mỗi cấp đại lý khi đăng nhập sẽ có bảng giá riêng của cấp đó.
2. App phát triển hệ thống cộng tác viên/ Dropship
Quản lý và phát triển hệ thống hàng ngàn công tasv viên; nhiều cấp cộng tác viên; nhiều mô hình hoa hồng và tính toán hoa hồng tự động.
3. App kinh doanh mô hình MLM (kinh doanh theo nhiều tầng)
Quản lý và phát triển hệ thống nhà phân phối đa tầng theo mô hình MLM; tính toán hoa hồng đa tầng tự động.
4. App kinh doanh sỉ lẻ kết hợp
Vừa bán lẻ, vừa bán sỉ với nhiều bảng giá trên cùng 1 app; mỗi loại user khi đăng nhập sẽ ra bảng giá khác nhau.
5. App TMĐT cho chuỗi cửa hàng
Có chức năng Loyalty & Affiliate; đẩy đơn hàng về cửa hàng gần nhất với khách; quản lý tồn kho, tạo bảng giá và chương trình khuyến mãi riêng cho từng cửa hàng.
6. App TMĐT có chức năng Loyalty & Affiliate
Đầy đủ tính năng bán hàng online; tích điểm & phân hạng khách hàng; tạo voucher; tạo link affiliate để khách hàng giới thiệu khách hàng và cà 2 cùng nhận thưởng.
Trên đây chỉ là mô tả sơ lược về các app, còn nhiều chức năng khác nữa.
Tất cả các App đã được Abaha nghiên cứu kỹ lưỡng về tính năng và mô hình kinh doanh; đã đóng gói hoàn thiện và có thể triển khai nhanh chóng; mang thương hiệu riêng của doanh nghiệp, tức là App sẽ được tùy biến theo màu sắc của doanh nghiệp, mang Logo và tên của doanh nghiệp.
Một điều đặc biệt nữa ở Abaha, đó là các App trên có thể kết hợp lại thành một “Super App”. Giống như chơi Lego, mỗi app là 1 mảnh Lego, có thể ghép lại hoặc gỡ ra dễ dàng giúp doanh nghiệp linh động trong việc thu gọn, hoặc phát triển thêm các mô hình kinh doanh mới.
Để được tư vấn chi tiết về các loại App trên, bạn hãy Inbox ngay với Abaha để được tư vấn chi tiết!
————————————————————–
Abaha là 1 thành viên của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ Thông tin Việt Nam (VINASA).
Kinh nghiệm nhiều năm đồng hành và cung cấp App bán hàng cho hơn 2500 doanh nghiệp.
Đội ngũ nhà phát triển giàu kinh nghiệm, nhiệt tình và được chứng nhận.
Giá trị cốt lõi của công ty là “Chính trực” – Bán hàng dựa trên sự trung thực và đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.
Cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trên suốt lộ trình: Cả Trước – Trong – Và sau khi khởi chạy App.
>>Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận những ưu đãi tại đây:
Fanpage: Abaha
Zalo: Abaha Việt Nam
Hotline: 092 721 72 27