Một doanh nghiệp có độ phủ nhận diện thương hiệu trải rộng rất có giá trị trong việc thúc đẩy marketing, quảng bá cho thương hiệu và sản phẩm, nhất là vào thời kì doanh nghiệp mới đi vào hoạt động. Cùng Abaha tìm hiểu nhận diện thương hiệu (Brand Awareness) là gì và 14 phương pháp gia tăng nhận diện thương hiệu doanh nghiệp nên biết.

I. Nhận diện thương hiệu (Brand Awareness) là gì?

Nhận diện thương hiệu – Brand Awareness là mức độ quen thuộc và khả năng ghi nhớ của khách hàng đối với sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp muốn hướng đến họ.

II. Nhận diện thương hiệu (Brand Awareness) có mấy loại?

Khi nói đến việc tung ra sản phẩm mới, truyền thông luôn là vấn đề cốt lõi của thương hiệu. Cho dù bạn là doanh nghiệp mới hay một doanh nghiệp lâu năm dày dặn, bạn vẫn cần phải thực hiện quy trình truyền thông để nhận quá trình nhận diện thương hiệu diễn ra một cách thường xuyên. Nó giúp khơi dậy những cảm nhận, liên tưởng và niềm tin trong tâm trí mỗi khách hàng. Doanh nghiệp cần chia ra các loại nhận diện thương hiệu khác nhau để xây dựng các chiến dịch phù hợp cho từng giai đoạn.

1. Brand Recognition: là nhận biết thương hiệu.

Top 14 Phương Pháp Gia Tăng Nhận Diện Thương Hiệu Cho Doanh Nghiệp

Nhận biết về thương hiệu được xác định mỗi khi khách hàng nghe đến thương hiệu thì họ sẽ nghĩ ngay đến các sản phẩm của thương hiệu đó. Khách hàng sẽ dễ dàng nhận ra chúng bởi giao diện đặc trưng, ​​cách bài trí gian hàng và mùi hương, hương vị của sản phẩm. Nhận biết về thương hiệu giúp thể hiện chính xác hơn và ra quyết định trong hành vi mua hàng của khách hàng.

Ví dụ: khi nhắc về Hảo Hảo, người dùng sẽ nghĩ ngay đến mì gói, vị chua cay, và gói mì màu đỏ, mì gói quốc dân.

2. Top of mind brand: là nhận thức đầu tiên.

Top 14 Phương Pháp Gia Tăng Nhận Diện Thương Hiệu Cho Doanh Nghiệp

Khách hàng thường mua sản phẩm từ ba thương hiệu hàng đầu trong chuỗi cân nhắc của họ. Đây được gọi là nhận thức đầu tiên về thương hiệu – Top of mind brand. Do đó, một trong những mục tiêu của hầu hết các hoạt động truyền thông tiếp thị là tăng cường thu hút khách hàng. Đưa thương hiệu của họ vào những lựa chọn hàng đầu của khách hàng.

Ngay cả những tên tuổi lớn cũng tạo ra nhiều thương hiệu tương tự nhau. Để đảm bảo rằng các thương hiệu này sẽ nằm trong top vị trí tìm kiếm hàng đầu. Và bất kể bạn mua gì, tất cả đều thuộc về một thương hiệu mẹ.

Ví dụ: bạn muốn mua xe máy bền thì sẽ nghĩ ngay đến Honda.

3. Brand Recall: là sự gợi nhớ về thương hiệu.

Top 14 Phương Pháp Gia Tăng Nhận Diện Thương Hiệu Cho Doanh Nghiệp Artboard 1 copy 2 1

Khi nhắc đến một dòng sản phẩm, khách hàng có thể nhớ đến 2,3 hoặc nhiều hơn các thương hiệu có liên quan.

Ví dụ: trong siêu thị, thấy một gian hàng nhiều sản phẩm “mì gói” với nhiều thương hiệu khác nhau, người dùng thường ghi nhớ 2 – 3 thương hiệu “mì gói” thôi. Ví dụ: Hảo hảo, 3 miền, gấu đỏ.

Số thương hiệu mà khách hàng có thể gợi nhớ được bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bao gồm: độ trung thành thương hiệu, quy mô nhận thức, tình huống phát sinh, yếu tố tiêu dùng và trình độ học vấn.

III. Tầm quan trọng của nhận diện thương hiệu

Tạo dựng sự tin tưởng, liên kết giữa thương hiệu và khách hàng: Nếu khách hàng chưa nhận thức được thương hiệu thì thương hiệu khó có khả năng lọt Top lựa chọn của họ.

Giúp nâng cao giá trị sản phẩm, doanh nghiệp: đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu giúp doanh nghiệp tạo nên lợi thế cạnh tranh với đối thủ. Từ đó mang lại lợi ích dài hạn cho doanh nghiệp.

Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi: quảng bá thương hiệu thành công giúp nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp. Khách hàng sẽ tin tưởng hơn vào sản phẩm, dễ dàng mua hàng và trở thành khách hàng tiềm năng.

Làm nên sự khác biệt cho doanh nghiệp: mỗi doanh nghiệp cần có điểm đặc biệt riêng mà đối thủ không có. Điều đó tạo sự thuận lợi cho việc nâng cao danh tiếng doanh nghiệp. Khách hàng sẽ dễ chú ý hơn khi doanh nghiệp có sự khác biệt.

IV. 14 phương pháp gia tăng nhận diện thương hiệu

1. Tổ chức hội thảo trên web (webinar)

Là một trong nhữ hình thức marketing và bán hàng hiệu quả, hội thảo webinar trực tiếp và được chiếu lại rất có lợi cho thương hiệu của bạn, cho phép tương tác với khán giả của bạn thông qua trò chuyện trực tiếp để không chỉ xây dựng mối quan hệ mà còn nhận được phản hồi từ khách hàng. Webinar thúc đẩy lượt truy cập và chuyển đổi sau khi chiến dịch kết thúc.

Top 14 Phương Pháp Gia Tăng Nhận Diện Thương Hiệu Cho Doanh Nghiệp

Các chương trình webinar giới thiệu khuyến khích khách hàng chia sẻ về doanh nghiệp của bạn với bạn bè và những người quen khác. Tuy ban đầu chương trình webinar không mang lại lợi nhuận nhưng sau một thời gian triển khai, doanh thu và thương của bạn có thể phát triển nhanh chóng.

2. Tạo Infographic

Infographic chứa rất nhiều thông tin nhưng dễ đọc và chia sẻ. Thay vì nhìn vào dữ liệu nhàm chán hoặc một loạt các con số, Infographic giúp khách hàng hiểu rõ hơn về một chủ đề hoặc thông tin đã đọc từ đó hiểu rõ hơn về sản phẩm và thương hiệu của bạn.

3. Tạo lập Website và SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Mọi người có xu hướng sử dụng Google cho nhiều mục đích khác nhau, dù ngày hay đêm, và tất nhiên bao gồm cả việc tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của bạn là xác định các từ khóa được khách hàng mục tiêu thường xuyên sử dụng để tìm thông tin và nhu cầu, sau đó làm mọi cách để đưa từ khóa đó lên top tìm kiếm của Google.

Top 14 Phương Pháp Gia Tăng Nhận Diện Thương Hiệu Cho Doanh Nghiệp

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là một phần quan trọng của Digital marketing, nó rất cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Bạn có thể học cách tối ưu hóa các bài đăng trên blog, social và website. Hãy thêm từ khóa chính và phụ đề để tăng điểm SEO, đảm bảo công cụ tìm kiếm có thể hiểu chúng theo ngữ cảnh và đảm bảo bài viết của bạn có cấu trúc tốt. Doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận tới nhiều khách hàng hơn.

4. Social Network – Mạng xã hội

Mạng xã hội không chỉ được sử dụng để liên kết đến các bài đăng blog mới nhất của bạn mà còn để tương tác với khách hàng. Khi khách hàng theo dõi bạn trên mạng xã hội, hãy chia sẻ câu chuyện và giao lưu với khách hàng, họ sẽ cảm thấy gắn bó hơn với doanh nghiệp của bạn. Do đó, họ có nhiều khả năng mua sản phẩm của bạn hơn trong tương lai.

5. Live Streaming

Live Streaming giúp các doanh nghiệp kết nối trực tiếp với khán giả bằng cách tương tác với họ trong thời gian thực thay vì họ chỉ xem như video truyền thống. Nhờ việc tương tác trực tiếp với khách hàng, doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm, giải đáp thắc mắc cũng như tạo các chương trình khuyến mãi để bán hàng. Thúc đẩy doanh số và thương hiệu mạnh mẽ. Ngoài ra còn tiếp cận tới càng nhiều khách hàng và nhất là khách hàng tiềm năng.

6. Tạo điểm độc đáo khác biệt của thương hiệu

Khi tạo điểm độc đáo khác biệt của thương hiệu giúp doanh nghiệp “vượt mặt” các đối thủ của mình. Tiếp cận một cách nhanh chóng hơn đến người tiêu dùng. Giúp các chiến dịch tiếp thị, quảng cáo dễ dàng triển khai.

Dễ dàng thu hút được sự quan tâm của khách hàng, người tiêu dùng. Tạo được khách hàng trung thành trong tương lai, tăng tỷ lệ chuyển đổi mua sắm trong các lần tiếp theo.

7. Tạo câu chuyện doanh nghiệp

Doanh nghiệp nên xây dựng câu chuyện thương hiệu hấp dẫn và thu hút nhất để “chạm” đến trái tim khách hàng. Hãy kể về chính thương hiệu của mình, từ thời điểm doanh nghiệp đó mới bắt đầu được thành lập đến quá trình theo đuổi mục tiêu và lúc phát triển thành công rực rỡ. Đây là bước rất quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu thành công, bền vững, thu hút và có được sự đồng cảm đến từ khách hàng.

8. Sử dụng influencer

Sử dụng influencer để tiếp cận tới hàng trăm nghìn (thậm chí hàng triệu) khách hàng. Từ đó có thể chọn lọc khách hàng mục tiêu và biến họ thành khách hàng tiềm năng của mình.

9. Tạo content chất lượng và đưa ra những thông tin hữu ích

Top 14 Phương Pháp Gia Tăng Nhận Diện Thương Hiệu Cho Doanh Nghiệp

Content Marketing là trọng tâm của bất kỳ chiến dịch xây dựng thương hiệu nào. Bạn không thể phát triển lưu lượng truy cập nếu không có nội dung hữu ích. Nội dung là các bài báo, video, trích dẫn và nhiều loại nội dung SEO khác. Bằng cách tập trung vào việc cung cấp nội dung một cách nhất quán và chất lượng đều đặn, người đọc sẽ hứng thú khi xem nội dung mới trên trang web của bạn.

10. Những chiến dịch giảm giá, hoặc giveaway

Xây dựng các chiến dịch giảm giá, hoặc giveaway để tạo sự chú ý của khách hàng. Từ đo càng nhiều người biết đến thương hiệu của bạn. Đồng thời là thời điểm để giới thiệu các sản phẩm mới, sản phẩm cốt lõi của doanh nghiệp, giới thiệu doanh nghiệp đến những khách hàng tiềm năng.

11. Remarketing

Hầu hết khách hàng mua hàng khi bắt gặp sản phẩm ở lần thứ hai, thứ ba, thậm chí là lần thứ tư. Vì vậy cần phải remarketing để sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu luôn ở trong tâm trí khách hàng, khi đó họ mới nhớ đến thương hiệu và sản phẩm / dịch vụ của bạn.

12. Chạy ads Facebook, Google

Nếu bạn muốn bán hàng, xây dựng thương hiệu của bạn thì bạn cần phải trả tiền để đẩy nhanh quá trình. Tuy tốn tiền nhưng điều quan trọng là sản phẩm của bạn sẽ được tiêu thụ, thương hiệu doanh nghiệp và cửa hàng của bạn sẽ được nhiều người biết đến.

13. Xây dựng mạng lưới liên kết

Tổ chức các sự kiện như trade show, hội thảo hay tham gia sự kiện giao lưu giữa các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các hoạt động bán hàng, quảng bá, xây dựng, phát triển sản phẩm, dịch vụ và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.

Giúp cải thiện, thay đổi nhận thức và nhận diện của khách hàng về thương hiệu. Tối đa hóa hiệu quả truyền thông và khơi dậy cảm xúc của khách hàng mục tiêu.

14. Gắn kết với khách hàng để tạo sự tin tưởng

Tạo các cộng đồng khách hàng để giải đáp những thắc mắc, nhu cầu và khó khăn của họ. Giúp tạo sự tin tưởng hơn đối với sản phẩm và chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó có được sự đánh giá cao và xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Kết luận

Abaha đã chia sẻ 14 phương pháp gia tăng nhận diện thương hiệu. Chúc bạn có nhiều ý tưởng và thành công trong trong việc triển khai nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Mức độ nhận biết của khách hàng về thương hiệu càng cao thì doanh nghiệp càng có lợi thế cạnh tranh và chiếm được cảm tình của khách hàng.