Báo cáo mới nhất của Statista cho biết, doanh thu thị trường thương mại điện tử mô hình B2C tại Việt Nam được dự đoán đạt 14,8 tỷ USD trong năm 2022, tăng 16,48%. Trong khi đó, với quy mô lớn hơn, thương mại điện tử B2B cao hơn 5 lần, được dự báo đạt 80 tỷ USD trong năm nay. Cùng Abaha tìm hiểu kỹ hơn xu hướng ứng dụng thương mại điện tử B2B trong bài viết này.

I. Thương mại điện tử B2B là gì?

Thương mại điện tử B2B là mô hình kinh doanh trực tuyến, tại đây người mua và người bán đều là các doanh nghiệp. Số lượng hàng hóa tại đây được trao đổi với quy mô lớn, giá thành có sự chênh lệch hơn khi bán lẻ.

Trong mô hình này, các nhà sản xuất sẽ bán hàng cho nhà phân phối và các nhà bán lẻ, hoạt động trên các sàn thương mại điện tử, website thương mại điện tử của doanh nghiệp. Tại mô hình trên kinh doanh đầy đủ cả sản phẩm lẫn dịch vụ, không hạn loại – ngành hàng.

II. Ưu nhược điểm của thương mại điện tử B2B cho doanh nghiệp

Ưu Và Nhược Điểm Của Thương Mại Điện Tử B2B

1. Ưu điểm

  • Tiết kiệm chi phí

Khi thực hiện theo mô hình trên giúp giảm thiểu chi phí đi lại giữa các doanh nghiệp trong việc trao đổi hợp tác sản phẩm với hai bên. Đồng thời, luồng công việc được tiến hành và giám sát trực tuyến, tối ưu được quy trình làm việc, giảm đi chi phí thuê nhân sự.

  • Xây dựng cơ sở dữ liệu kênh phân phối, giúp giảm bớt công việc cho nhiều bộ phận

Kinh doanh theo mô hình thương mại điện tử B2B, mọi dữ liệu sẽ được cập nhập tự động và lưu trữ. Giúp cho các doanh nghiệp nắm được và dễ dàng truy xuất thông tin.

Mức độ phức tạp quá trình phân phối sản phẩm đến các kênh được giả bớt, tối gọn hơn khi doanh nghiệp nắm được luồng phân phối ngay tại web. Khi đó lượng công việc được giảm bớt, giúp cho các bộ phận khác có thời gian làm những đầu việc khác.

  • Giúp kết nối các nhà cung cấp

Việc hoạt động trên mô hình thương mại điện tử B2B, sẽ giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng liên hệ trực tuyến, nắm được thời gian, quá trình phân phối sản phẩm ngay tại web.

Mọi hoạt động deal giá, đặt sản phẩm hay thông báo đến các đợt khuyến mãi được cập nhật trực tiếp, giúp cho các nhà cung cấp nắm được tình hình hơn.

  • Tự động hóa chuỗi cung ứng hay kênh phân phối của doanh nghiệp

Không còn quy trình thủ công đến trực tiếp để kiểm kê, và đặt hàng, giờ đây các doanh nghiệp chỉ cần truy cập trên app, hay website thực hiện đặt, cập nhật sản phẩm nhanh chóng.

Việc tự động hóa chuỗi cung ứng giúp cho quy trình vận hành của các doanh nghiệp được tối giản rõ rệt, đồng thời giảm thiểu các rủi ro, vấn đề.

  • Giúp doanh nghiệp tăng doanh số

Việc sử dụng mô hình thương mại điện tử B2B giúp cho các doanh nghiệp không giới hạn địa điểm, từ đó số lượng các doanh nghiệp khác sẽ biết đến rộng rãi và tăng khả năng hợp tác.

Số lượng kênh phân phối lớn thì sản phẩm sẽ được tiếp cận đến nhiều người hơn. Từ đó, thương hiệu các doanh nghiệp cũng được khẳng định và định vị rộng hơn tại thị trường.

2. Nhược điểm

  • Chi phí xây dựng thương mại điện tử

Nền tảng thương mại điện tử ổn định, đầy đủ tính năng như: hiển thị sản phẩm, cổng thanh toán,.. là các yếu tố tối thiểu. Để tiến hành xây dựng những tính năng trên doanh nghiệp cũng cần chi trả một số tiền nhất định. Ngoài ra còn các chi phí duy trì, chạy quảng cáo,…

Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, chi phí để có thể xây dựng một nền tảng điện tử uy tín, đầy đủ thì chi phí để xây dựng kênh bán hàng thương mại điện tử tốn một con số không hề nhỏ.

  • Quyết định mua hàng

Việc tiến hành đặt hàng và phân phối trực tuyến sẽ được ưa chuộng với các doanh nghiệp, đơn vị đã và đang hợp tác. Còn đối với những đơn vị mới sẽ khó khăn hơn về niềm tin đối với đơn vị phân phối sản phẩm.

Ngoài ra, lo ngại về vấn đề chất lượng sản phẩm được vận chuyển tới. Vì không thể kiểm tra ngay từ kho mà đợi đến khi đơn vị nhận được, sản phẩm không đạt yêu cầu mất thời gian và chi phí để hoàn trả lại.

  • Thị trường hạn chế

Người bán B2B có ít khách hàng tiềm năng hơn, đi cùng với đó là những khách hàng trên đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu không cẩn thận trong cách thức làm việc, sẽ ảnh hưởng đến chính doanh nghiệp.

III. Có nên xây dựng website thương mại điện tử B2B hay không?

Việc đi đến quyết định có tiến hành xây dựng website thương mại điện tử B2B hay không, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích sản phẩm cũng như đối tượng khách hàng chủ yếu.

Sản phẩm phù hợp cho mô hình trên đó là các phần mềm, các sản phẩm số,… Đối tượng khách hàng chủ yếu, chiếm phần lớn cần là các doanh nghiệp, đại lý.

Nếu như doanh nghiệp bạn đáp ứng được những yếu tố trên thì cân nhắc đến chi phí chuyển đổi. Đồng thời, cần có chiến lược dài hạn để marketing đến số lượng lớn người dùng hơn.

Doanh nghiệp cần đảm bảo hiện tại hoạt động kinh doanh trên của doanh nghiệp có đang đáp ứng và phù hợp với những ý trên không. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có câu trả lời cho việc có nên xây dựng web hay không.

IV. Cơ hội phát triển của thương mại điện tử B2B

Do ảnh hưởng mạnh mẽ của đại dịch Covid 19, thị trường thương mại điện tử B2B được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ ở mức hơn 70% vào năm 2027 với giá trị đạt 20,9 nghìn tỷ USD ( gấp 1.7 lần so với mức 12,2 nghìn tỷ USD trong năm 2019).

Tốc độ chuyển đổi và số hóa diễn ra nhanh chóng, việc các doanh nghiệp cần tiến hành chuyển đổi mô hình kinh doanh lên các web bán hàng, không chỉ thích nghi với thị trường mà còn mang đến sự tiện ích, tăng trưởng doanh thu.

Thị trường thương mại điện tử B2B có quy mô lớn gấp đôi B2C, khả năng phân phối và đưa sản phẩm ra thị trường rộng lớn hơn. Vì thế, việc mở rộng thị trường sang trực tuyến sẽ tạo đà thúc đẩy cho mô hình này ngày càng phát triển hơn.

Tuy nhiên, mô hình thương mại điện tử B2B chưa được quá phổ biến trong khi thị trường tiềm năng phát triển rất lớn. Các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt hơn, đáp ứng và thích nghi với nhu cầu chuyển đổi số hiện nay của thị trường.

V. Xu hướng TMĐT B2B năm 2022

Ưu Và Nhược Điểm Của Thương Mại Điện Tử B2B

1. Xây dựng website TMĐT

Nhu cầu định vị thương hiệu riêng ngày càng tăng cao, từ đó các doanh nghiệp tiến hành sở hữu cho mình một Web thương hiệu riêng , chủ động trong việc kinh doanh cũng như cách thức vận hành.

2. Bán hàng trên các sàn TMĐT

Việc kinh doanh trên sàn, doanh nghiệp chỉ tốn một khoản chi phí nhỏ. Tại đây đã có lượng người truy cập lớn, đầy đủ tính năng ngay đáp ứng hoạt động trao đổi cũng như chăm sóc khách hàng.
Tuy nhiên, doanh nghiệp khó trong việc định vị thương hiệu cũng như tiếp cận đúng đối tượng.

3. Sử dụng chatbot

Việc cài đặt tính năng chatbot giúp cho việc giải quyết được những vấn đề khách hàng gặp phải một cách nhanh chóng, tiện ích. Đồng thời, mang đến cảm giác được tôn trọng đến với khách hàng, khiến họ có ấn tượng tốt với doanh nghiệp hơn.

4. Cải thiện UI/UX design

Toàn bộ quy trình mua sắm của khách hàng diễn ra ngay tại Website, điều này cho thấy web như bộ mặt của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nắm bắt được xu hướng để thiết kế giao diện Web đẹp mắt, thu hút được người dùng.

Nâng cao trải nghiệm mua sắm từ những thao tác được thực hiện trực tiếp ngay tại web, đặc biệt ưu tiên tốc độ nhạy bén của các thao tác và tối giản các bước chạm.

Mang đến trải nghiệm tiêu dùng tiện ích và tốt sẽ mang đến phản hồi tiêu dùng tích cực đến với khách hàng, gia tăng hành vi mua sắm sản phẩm. Vì thế, việc tập trung cải thiện UI/UX là điều cần thiết.

5. Tối ưu SEO cho website TMĐT

Việc web có tiếp cận được với quy mô lớn người dùng và đúng tệp đối tượng hay không phụ thuộc rất lớn vào tối ưu SEO tại web. Tối ưu tốt, web của doanh nghiệp sẽ nằm top, hiện ngay những trang đầu, gia tăng tỷ lệ click chuột.

6. Phân tích dữ liệu

Web tự động phân tích dữ liệu người tiêu dùng, nắm được những đối tượng nào thường xuyên ghé thăm web, từ đó doanh nghiệp sẽ có những chính sách để tiếp cận và điều chỉnh.

VI. Abaha cung cấp Web bán hàng chuẩn sàn TMĐT

Ưu Và Nhược Điểm Của Thương Mại Điện Tử B2B

Một điều rõ ràng doanh nghiệp có thể nhìn thấy đó là sự thay đổi trong cách thức mua sắm, tiêu dùng của người dân khi mọi quy trình dần được thực hiện trực tuyến thay vì thực hiện trực tiếp như trước kia.

Việc chuyển đổi số, đưa kinh doanh lên web được coi là phương án tối ưu. Nắm bắt được thời cơ, doanh nghiệp sẽ có bước tiến mới khả quan đối với tình hình kinh doanh.

Abaha cung cấp Web bán hàng chuẩn sàn TMĐT với những ưu đãi cực kỳ lớn, giúp cho doanh nghiệp tăng trưởng bền vững và vững bước kinh doanh trực tuyến.

Doanh nghiệp đau đầu trong việc quản lý vận hành sao cho tối ưu, tiết kiệm thời gian và nhân công. Với Web bán hàng chuẩn sàn do Abaha cung cấp, doanh nghiệp giải quyết được vấn đề trên với 6 tính năng ngay tại web:

  • Nắm được thông tin và cập nhật sản phẩm lên web một cách đơn giản, nhanh chóng.
  • Đơn hàng được cập nhật trên hệ thống, doanh nghiệp dễ dàng check đơn và nắm được tình trạng đơn hàng.
  • Quy trình đặt hàng, chọn sản phẩm chỉ mất 3-5 chạm.
  • Tạo danh mục để phân chia sản phẩm, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm.
  • Truy xuất được thông tin, lịch sử mua hàng. Thu thập được thông tin khách hàng để tái chăm sóc.
  • Giao diện được thiết kế hiện đại, doanh nghiệp chủ động đưa banner sản phẩm phù hợp.
  • Đặc biệt chi phí sở hữu Web chỉ từ 1tr500k, doanh nghiệp an tâm trong việc kinh doanh.

VII. Tạm kết

Quy mô số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang chiếm phần lớn trên thị trường hiện nay, tiềm năng phát triển là rất lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần có chiến lược hoạt động dài hạn, linh hoạt thay đổi để thích ứng với thị trường. Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2B phát triển mạnh mẽ, hứa hẹn mang đến những cơ hội rộng mở cho doanh nghiệp.