“Một sản phẩm có thể lỗi thời nhanh chóng, nhưng một thương hiệu thành công sống mãi với thời gian”. Đây là câu nói rất nổi tiếng của Stephen King, cho thấy tầm quan trọng rất lớn của thương hiệu đối với doanh nghiệp. Vậy nhưng, khá nhiều doanh nghiệp hiện nay chưa biết cách xây dựng thương hiệu làm sao cho đúng đắn. Hãy cùng Abaha điểm qua 10 sai lầm khi xây dựng thương hiệu mà các SME hay gặp phải để tránh mắc phải ngay sau đây.

I. Xây dựng thương hiệu là gì?

Xây dựng thương hiệu là việc thực thi các chiến lược nhằm tạo dựng sự khác biệt, nổi bật, nét đặc trưng riêng cho sản phẩm, dịch vụ và hình ảnh của công ty. Giúp khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu và ghi nhớ sản phẩm, dịch vụ của công ty.

Một chiến lược xây dựng thương hiệu được coi là thành công khi khi doanh nghiệp tạo được hình ảnh độc đáo và chiếm được nhiều thiện cảm của người tiêu dùng trên thị trường.

II. Tại sao phải xây dựng thương hiệu mạnh?

1. Tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp

Việc kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Khi trên thị trường có rất nhiều sản phẩm và dịch vụ với chức năng và công dụng tương tự nhau, vì vậy khách hàng có rất nhiều lựa chọn khi mua hàng.

Vậy làm sao để khách hàng nhận ra thương hiệu của doanh nghiệp bạn và lựa chọn mua nó? Đây là lúc thương hiệu phát huy tác dụng, khi sở hữu thương hiệu mạnh sẽ giúp hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp trở nên độc đáo và không bị mờ nhạt. Giúp khách hàng dễ dàng nhận ra và ưu tiên lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn.

Thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ giúp doanh nghiệp tạo sự khác biệt, độc đáo so với các đối thủ trên thị trường. Mà còn là một trong những yếu tố quan trọng giúp khách hàng có thể dễ dàng đưa ra quyết định có mua hàng hay không. VÌ vậy, các doanh nghiệp nên tập trung vào việc xây dựng một chiến lược thương hiệu hoàn chỉnh sớm nhất, để định vị được thương hiệu, tạo điểm độc đáo trên thị trường.

2. Thương hiệu góp phần nâng cao giá trị sản phẩm

Cùng một loại sản phẩm, cùng một công dụng và chức năng như nhau, nhưng có những sản phẩm có giá đắt gấp nhiều lần so với các sản phẩm khác trên thị trường. Điểm mấu chốt tạo nên sự khác biệt này chính là thương hiệu. Thương hiệu của doanh nghiệp giúp nâng tầm giá trị cho sản phẩm và dịch vụ.

Top 10 Sai Lầm SME Cần Tránh Để Xây Dựng Thương Hiệu Nhanh Chóng

Một ví dụ cụ thể là các sản phẩm: túi xách, quần áo, khăn choàng,.. của các hãng thời trang nổi tiếng trên thế giới như Gucci, Chanel,… có giá đắt hơn rất nhiều lần so với những sản phẩm không có thương hiệu.

Để có được mức giá đang mơ ước đó, các doanh nghiệp này đã tập trung xây dựng thành công hình ảnh thương hiệu đại diện cho sự sang chảnh, thượng lưu và giàu có và giới hạn,…Khiến khách hàng luôn khao khát muốn sở hữu, muốn thể hiện và khẳng định đẳng cấp của bản thân thông qua các sản phẩm, dịch vụ đó.

3. Tạo sự liên kết giữa thương hiệu và khách hàng

Khi thương hiệu của doanh nghiệp đã đủ mạnh và có chỗ đứng trên thị trường sẽ được rất nhiều khách hàng biết đến. Điều này giúp tạo mối liên kết bền chặt giữa thương hiệu với khách hàng. Nếu người tiêu dùng phải đứng giữa 2 sự lựa chọn: một mặt hàng của thương hiệu đã quen biết với một thương hiệu mới tinh chưa từng nghe qua, họ chắc chắn sẽ ưu tiên chọn sản phẩm của thương hiệu đã biết trước đó.

Như vậy, thương hiệu tốt, giúp tạo ra một mối liên kết bền chặt giữa doanh nghiệp và khách hàng. Giúp tăng cơ hội bán hàng cho doanh nghiệp. Quảng bá thương hiệu đến nhiều người hơn, bởi khi khách hàng cũ yêu thích và hài lòng với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp bạn thì họ sẽ giới thiệu tới người thân và bạn bè của họ.

4. Thương hiệu uy tín giúp tạo niềm tin với khách hàng

Người tiêu dùng luôn muốn giá trị họ bỏ ra tương xứng với sản phẩm và dịch vụ mà họ nhận được. Vì vậy, họ luôn tìm kiếm những thương hiệu uy tín và chất lượng trên thị trường để đảm bảo nhu cầu trên.

Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cùng chung một chức năng với mức giá ngang nhau nhưng lại có sản phẩm bán chạy hơn, điểm khác biệt chính là ở thương hiệu của mỗi sản phẩm đó. Thương hiệu đủ mạnh sẽ tạo cho khách hàng sự tin tưởng và an tâm khi mua sắm. Giúp khách hàng ra quyết định chọn lựa sản phẩm này thay vì chọn mua một sản phẩm khác cùng giá tiền và công năng.

III. 10 sai lầm khi xây dựng thương hiệu SME hay gặp phải

1. Không tập trung vào xây dựng thương hiệu bài bản và đồng bộ

Đa số doanh nghiệp mới thành lập sẽ chủ yếu tập trung vào phát triển doanh số và mở rộng thị phần mà không tập trung nhiều vào việc xây dựng một chiến lược thương hiệu bài bản cho doanh nghiệp. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội được nhiều khách hàng và đối tác biết đến hơn. Việc doanh nghiệp chậm trễ trong việc phát triển, quảng bá thương hiệu sẽ dễ bị lép vế và mờ nhạt so với các đối thủ khác.

Top 10 Sai Lầm SME Cần Tránh Để Xây Dựng Thương Hiệu Nhanh Chóng

Thương hiệu không được tập trung phát triển mạnh, sẽ khiến khả năng tiếp cận và thu hút khách hàng trở nên thấp hơn, doanh số cũng sẽ tụt giảm.

Vì vậy, ngay từ đầu doanh nghiệp dù mới thành lập hay với quy mô nhỏ, cũng nên tập trung vào phát triển thương hiệu doanh nghiệp một cách bài bản và nghiêm túc.

2. Không sử dụng KOL trong ngành

Một trong những giải pháp giúp quảng bá thương hiệu mạnh mẽ cho nhiều doanh nghiệp hiện nay là sử dụng KOL. Nhưng một số doanh nghiệp hiện nay vẫn còn khá e ngại với giải pháp này vì chưa nắm rõ được lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Trên thực tế KOL hỗ trợ rất nhiều cho chiến lược phát triển thương hiệu, giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng nhanh chóng hơn, tiếp cận đúng tệp khách hàng mà doanh nghiệp đang muốn khai thác. Tránh tình trạng thu hút được mạng lưới khách hàng lớn nhưng lại không đúng với tệp khách hàng mục tiêu vừa gây tốn thời gian và tốn nhiều chi phí cho doanh nghiệp.

3. Không co-branding với các brand khác trong ngành

Co – branding hiểu một cách đơn giản là một chiến lược Marketing giữa 2 doanh nghiệp để tận dụng sức mạnh thị trường, mức độ nhận diện,… giúp nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng độ nhận diện thương hiệu, và tăng thị phần và hiệu quả bán hàng cho cả 2 doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp nếu không co – branding với các brand khác trong cùng ngành thì sẽ gặp một số bất lợi như: Tốn nhiều chi phí và thời gian vì phải tự thực thi các chiến lược phát triển thương hiệu một mình. Thiếu thông tin và có thể xây dựng chiến lược sai, không phù hợp,… dẫn đến thất bại trong xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, và bị đối thủ vượt mặt.

4. Không có điểm khác biệt (có mobile app là 1 điểm khác biệt)

Nhiều doanh nghiệp hiện nay muốn đi nhanh, tăng doanh thu và phát triển thương hiệu nhanh chóng, nhưng lại thiếu một giải pháp kinh doanh khác biệt. Khiến việc việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp trở nên khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn. Kéo theo lượng khách hàng biết đến thương hiệu của doanh nghiệp không cao, không chiếm được thị phần trên thị trường. Doanh nghiệp sẽ dễ bị lép ế so với các đối thủ có thương hiệu mạnh hơn.

Top 10 Sai Lầm SME Cần Tránh Để Xây Dựng Thương Hiệu Nhanh Chóng

Một trong những giải pháp kinh doanh tiên phong hiện nay là kinh doanh trên Mobile App. Giải pháp này giúp doanh nghiệp tiếp cận và bắt kịp xu hướng tiêu dùng của các khách hàng khi lượng người sử dụng thiết bị di động ngày càng tăng. Hiện tại Việt Nam khoảng 70% người dân sử dụng điện thoại di động (theo Appota), cùng với đó theo một báo cáo khác từ Statista, số lượng người Việt mua hàng trực tuyến lên đến hơn 51 triệu trong năm 2022, tăng 13,5% so với năm trước.

Kinh doanh trên Mobile App đang trở thành thị trường vô cùng tiềm năng cho các doanh nghiệp hiện nay. Không chỉ giúp tiếp cận với một lượng khách hàng lớn, kinh doanh trên mobile app còn giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp mình, khi logo, màu sắc thương hiệu cùng những nét độc đáo của doanh nghiệp sẽ được tích hợp trên App, giúp khách hàng nhớ tới thương của doanh nghiệp lâu hơn.

5. Không đầu tư vào bộ nhận diện thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu chính là vẻ bề ngoài, là ấn tượng đầu tiên mà khách hàng và các đối tác tiếp xúc với doanh nghiệp của bạn. Vì vậy, nếu ấn tượng đầu tiên mà doanh nghiệp để lại cho khách hàng những trải nghiệm không tốt, bộ nhận diện thương hiệu không uy tín chuyên nghiệp thì sẽ rất khó để giữ chân họ mua hàng và quay trở lại với doanh nghiệp.

Việc doanh nghiệp không tập trung vào đầu tư một bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới thương hiệu của doanh nghiệp. Thương hiệu có thể bị mờ nhạt và không thu hút được khách hàng, làm tốn kém thêm chi phí về marketing để thu hút thêm khách hàng ở những kênh khác.

6. Không có website

Doanh nghiệp nếu không có website sẽ thiếu kênh riêng để cập nhật thông tin về công ty, sản phẩm và các chương trình marketing tới khách hàng. Bên cạnh đó, việc không có website còn khiến cho khách hàng thiếu niềm tin vào doanh nghiệp bạn. Nó còn dần dẫn đến đánh giá tiêu cực về thương hiệu. Cuối cùng là giảm doanh số bán hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

7. Không truyền thông nội bộ để toàn bộ nhân viên nắm được tinh thần của thương hiệu

Thương hiệu cần phải được thống nhất và đồng bộ từ trên xuống tất cả các bộ phận nhân viên. Nhưng nhiều doanh nghiệp lại chưa làm được điều này. Việc thiếu sự thống nhất về chiến lược thương hiệu sẽ dễ dẫn đến truyền thông sai làm ảnh hưởng tới nhận thức của khách hàng về thương hiệu của doanh nghiệp trong tương lai.

8. Không đầu tư đủ thời gian

Việc thực hiện các chiến lược quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp cần phải kiên trì và cần thời gian để thương hiệu có thể tiếp cận tới khách hàng một cách đầy đủ nhất. Nếu doanh nghiệp không đầu tư đủ thời gian cho chiến lược, thương hiệu
sẽ không in sâu vào tâm trí khách hàng và có thể bị định hướng sai khiến khách hàng hiểu lầm và làm chậm tiến độ của phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.

9. Không có chiến lược rõ ràng trong việc xây dựng thương hiệu

Doanh nghiệp xây dựng chiến lược nhưng không có định hướng rõ ràng cụ thể sẽ dễ dẫn đến định hướng sai thương hiệu, thiếu gắn kết trong truyền thông nội bộ và tốn nhiều thời gian nhưng không đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

10. Không có đánh giá trải nghiệm người dùng rõ ràng

Trải nghiệm người dùng về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp là một trong những thông tin quan trọng mà các doanh nghiệp cần đánh giá và phân tích chi tiết., để cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Nếu doanh nghiệp không có đáng giá trải nghiệm khách hàng cụ thể sẽ dễ đưa ra những đánh giá nhận thức về khách hàng không chính xác. Làm tốn thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp, làm giảm uy tín thương hiệu của công ty.

Kết luận

Thương hiệu doanh nghiệp là yếu tố cốt lõi mà bất kỳ doanh nghiệp nào dù nhỏ hay lớn đều phải quan tâm và tập trung vào phát triển, nếu muốn kinh doanh hiệu quả và bền vững. Hi vọng những thông tin Abaha chia sẻ sẽ giúp ích cho các chủ doanh nghiệp có thêm thông tin hữu ích để xây dựng thành công thương hiệu cho doanh nghiệp mình.