Giảm thiểu rủi ro kinh doanh, có sự đồng hành của thương hiệu trong quá trình kinh doanh, đó là những điều mà nhượng quyền kinh doanh mang lại. Lĩnh vực để các nhà đầu tư vào mô hình nhượng quyền kinh doanh đa dạng, hòa vốn và mang lại lợi nhuận là điều dễ thấy. Cùng Abaha tìm hiểu sâu hơn về mô hình trên.
I. Nhượng quyền kinh doanh là gì?
Nhượng quyền kinh doanh còn được gọi là Franchise. Cách thức hoạt động của mô hình trên có thể hiểu là việc một cá nhân, tổ chức kinh doanh sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh, cách thức kinh doanh và cho phép một cá nhân, tổ chức kinh doanh khác sử dụng thương hiệu để tiến hành kinh doanh.
Nhượng quyền kinh doanh bao gồm đại diện hai bên là bên nhân quyền và bên nhượng quyền. Bên nhận quyền phải trả một khoản chi phí hoặc phần trăm doanh thu nào đó từ việc kinh doanh sản phẩm cho bên nhượng quyền. Tùy vào các điều kiện trao đổi giữa hai bên sẽ có những thay đổi khác nhau.
II. 15 Lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh hấp dẫn ở Việt Nam
Nhượng quyền kinh doanh dần trở thành mô hình phổ biến trong thị trường Việt Nam, bởi những lợi ích đến từ mô hình trên cũng như nhiều lĩnh vực rộng mở để đầu tư.
1. Lĩnh vực ăn uống
Theo nghiên cứu đầu tháng 8/2022, mức tăng trưởng kép hàng năm của ngành dịch vụ ăn uống có thể lên tới 8,5% trong giai đoạn 2022 – 2027. Thị trường tiêu dùng tăng cao, cho thấy mảnh đất màu mỡ để nhiều nhà đầu tư tiến hành kinh doanh nhượng quyền.
2. Lĩnh vực bán lẻ
Sự xuất hiện của hàng loạt các cửa hàng, thương hiệu bán lẻ như Circle K, Eleven, G25, Winmart,.. Các thành phố lớn tại Việt Nam đang là thị trường hấp dẫn và đầy tiềm năng, với dân số đông và sức mua cao, dự đoán lĩnh vực này càng phát triển lớn mạnh.
3. Lĩnh vực cà phê
Việt Nam là có thế mạnh đối với các sản phẩm cafe và ngày càng được thị trường quốc tế ưa chuộng tin dùng. Một số chuỗi cửa hàng cafe tiến hành nhượng quyền thành công như: The coffee bean & tea Leaf, Highland coffee, Trung Nguyên cafe, The Coffee House,…
4. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Nền giáo dục ngày càng được chú trọng, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cũng như nhận thức, kỹ năng của giới trẻ. Đây là lĩnh vực có vốn đầu tư ban đầu cao nhưng mang lại lợi nhuận hậu hĩnh và phát triển ổn định.
5. Lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp
Ngày nay, phái nam và nữ chú trọng hơn đối với diện mạo bản thân, từ đó lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cũng được chú trọng hơn. Việt Nam chưa có quá nhiều thương hiệu nhượng quyền nước ngoài trong ngành sức khỏe và làm đẹp, do đó đây là thị trường màu mỡ.
6. Lĩnh vực thị trường thời trang
Cũng giống như lĩnh vực ăn uống, thị trường thời gian luôn trong tình trạng được ưa chuộng và quan tâm. Những thương hiệu nhượng quyền cũng không còn quá xa lạ tại thị trường này, tuy nhiên với sức mạnh tiêu dùng thì thị trường trên vẫn thành mảnh đất màu mỡ, thu hút.
7. Nhượng quyền chuỗi bánh mì
Bánh mì không chỉ trở thành đồ ăn nhanh được ưa chuộng tại Việt Nam mà còn đưa lan truyền, phân phối trên nhiều nước. Với giá thành vừa phải, nhu cầu tiêu thụ cao, việc đầu tư kinh doanh nhượng quyền chuỗi bánh mì sẽ mang lại lợi nhuận đáng kể.
Nhượng quyền chuỗi bánh mì là mô hình kinh doanh nhanh chóng thu lại vốn, dễ dàng quản lý kinh doanh cùng với mức chi phí ban đầu thấp. Một số thương hiệu chuỗi bánh mì thực hiện nhượng quyền đã và đang ngày càng phổ biến và thành công tại nhiều nơi như: bánh mì Kebab Torki, Bánh mì Má Hải, bánh mì que Pháp BMQ,…
8. Lĩnh vực thể dục thể thao
Sau covid 19, mọi người dần quan tâm và chú trọng hơn đối với sức khỏe cá nhân cũng như những người thân, xung quanh họ. Hàng loạt các chuỗi phòng tập gym fitness và yoga của các thương hiệu nổi tiếng được mở ra, được trải dài từ các thành phố lớn đến nhỏ.
Người Việt Nam cũng ngày càng chịu chi hơn đối với nhu cầu tập thể dục thể thao. Một mảnh đất phát triển đang hình thành và sẽ là nơi đáng giá để doanh nghiệp đầu tư.
9. Nhượng quyền giặt ủi/ chỗ rửa xe
Nền kinh tế phát triển hơn, con người có nhu cầu tận hưởng và chăm sóc bản thân hơn, với những việc máy móc, các dịch vụ có thể đáp ứng được giúp tiết kiệm thời gian họ sẵn sàng chi trả.
Cửa hàng giặt ủi, rửa xe được hình thành, đáp ứng nhu cầu của người dùng, tiết kiệm thời gian hơn cũng như tiện ích hơn. Một số thương hiệu phát triển mạnh và thực hiện thành công kinh doanh nhượng quyền như: Green leaf, Giặt là 247, Chuỗi rửa xe 5s, Rửa xe Vietwash,..
10. Nhượng quyền gà rán/ đồ ăn vặt
Thức ăn nhanh luôn nhận được sự yêu thích của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Một số thương hiệu gà rán/ đồ ăn vặt lớn nhượng quyền kinh doanh thành công như: Lotteria, KFC, Texas Chicken, Jollibee..
Nhượng quyền kinh doanh mô hình trên yêu cầu một mức vốn nhất định và thời gian để hoàn vốn sẽ phụ thuộc tình hình cũng như quy mô kinh doanh của thương hiệu đó.
11. Nhượng quyền quán lẩu nướng
Mô hình kinh doanh lẩu nước luôn có khách quanh năm, đặc biệt là đối với những nhóm đi ăn, hoặc các dịp se se lạnh, nơi lanh. Tại Việt Nam, hình thức lẩu nướng còn được thực hiện dưới dạng buffet.
Tiến hành kinh doanh nhượng quyền quán lẩu nướng không còn quá xa lạ đối với thị trường Việt Nam ngày nay. Giúp cho việc kinh doanh rất thuận lợi, thu lại lợi nhuận cao. Tiêu biểu như: Kichi Kichi, Hotpot Story, King BBQ,..
12. Nhượng quyền nhà thuốc
Đây là ngành kinh doanh thương mại lại mang doanh thu cao, nhưng kèm theo đó cũng có những yêu cầu khắt khe hơn so với các lĩnh vực khác. Hiện tại nhượng quyền nhà thuốc vị trí thứ nhất thuộc về Pharmacity, thứ hai là Phano Pharmacy, tiếp theo là Medicare,..
13. Kinh doanh nhượng quyền online
Kinh doanh nhượng quyền online là đã được cung cấp đầy đủ từ sản phẩm cũng như quy trình bán hàng. Điều này đã giảm đi rất nhiều rủi ro có thể xảy ra nếu bạn đứng ra làm chủ.
Cách thức hoạt động của nhượng quyền online có nét tương đồng với hình thức affiliate, khi bán được một sản phẩm sẽ nhận được chiết khấu nhất định trên một đơn hàng.
Mô hình kinh doanh nhượng quyền online phù hợp với nhiều đối tượng muốn kiếm thêm thu nhập, như các nhân viên văn phòng, mẹ bỉm sữa, học sinh sinh viên. Mục đích của mô hình này là mở rộng tên thương hiệu đến nhiều người hơn.
14. Nhượng quyền nhà sách
Nhượng quyền nhà sách có thể coi là phân khúc kinh doanh ảm đạm nhất trong số những hình thức nhượng quyền hiện nay. Một phần do nhu cầu tiêu dùng về sách không quá nổi trội, mạnh mẽ như những mặt khác. Ngoài ra, còn chi phí vốn cần chi trả cũng như mặt bằng cao hơn.
Rất ít nhà sách có tên tuổi cho nhượng quyền, hiện nay tại Việt Nam có nhà sách Phương Nam còn giữ hình thức nhượng quyền.
15. Nhượng quyền giao hàng
Một điều dễ nhận thấy đó là xu hướng mua sắm online ngày càng tăng cao, đi cùng với đó việc vận chuyển đến các tỉnh thành thậm chí các nước khác đã dễ dàng và chi phí phù hợp hơn. Những điều này phần nào kích cầu mua sắm đối với người tiêu dùng.
Chính vì thế, tiềm năng phát triển cùng với lợi nhuận cao từ ngày này là rất lớn. Kinh doanh nhượng quyền giao hàng sẽ là một trong số lĩnh vực để bạn cân nhắc đầu tư. Hiện nay tại Việt Nam có 2 thương hiệu giao hàng cho phép nhượng quyền đó là: Best Express, SuperShip.
III. Các bước để mở một cửa hàng nhượng quyền
Bước 1: Đánh giá năng lực bản thân
- Tại sao đơn vị lại lựa chọn hình thức nhượng quyền thay vị tự đứng ra kinh doanh? Mục tiêu khi đầu tư vào mô hình nhượng quyền kinh doanh là gì? Sẽ kinh doanh vào lĩnh vực nào?
- Đơn vị ngoài ra cũng cần có những đánh giá về sức mạnh thương hiệu, có thực sự phù hợp cũng như khả năng nâng cao lợi nhuận hay không?
Bước 2: Chọn thương hiệu
Mỗi một nhà nhượng quyền sẽ có những yêu cầu đặt ra đối với bên nhận quyền, đơn vị cần đánh giá xem bản thân cũng như năng lực có phù hợp với thương hiệu hay không.
Ví dụ đối với nhượng quyền thương hiệu thời trang, ít nhất bạn cần có kinh nghiệm, hiểu biết về lĩnh vực trên. Để tránh khi tìm hiểu thông tin bị quá tải, bẹn nên chọn 3-4 thương hiệu cảm thấy phù hợp với bạn để liên hệ, tìm hiểu kỹ về yêu cầu từ bên nhượng quyền.
Bước 3: Tìm hiểu về bên nhượng quyền
Ngoài ra, đơn vị cũng cần đánh giá xem mặt hàng hiện tại thương hiệu đang kinh doanh có được thị trường ưa chuộng hay không, tình hình kinh doanh như thế nào?
Để cho chu trình tìm hiểu, trao đổi của 2 bên diễn ra trơn tru, bên nhượng quyền cần nắm được những thông tin sau:
- Những thông tin, kiến thức cơ bản thuộc ngành, lĩnh vực này.
- Những điều, định hướng bạn cần làm để thành công trong việc kinh doanh lần này.
- Xác định được môi trường cạnh tranh cũng như định vị giá trị của công ty nhượng quyền.
Đi cùng với đó, bên nhận quyền cũng đánh giá năng lực đến từ bên nhượng quyền:
- Kiến thức chuyên sâu về ngành như thế nào?
- Bên nhượng quyền có chỉ ra được những lợi thế cạnh tranh của họ trên thị trường hay không?
- Bên nhượng quyền có sự đồng hành, hỗ trợ hoặc chiến lược giúp cho bên nhận quyền thành công trong việc kinh doanh thương hiệu nhượng quyền.
Bước 4: Trải nghiệm
Trực tiếp cảm nhận, trải nghiệm sản phẩm cũng như dịch với tư cách một khách hàng sẽ mang đến cho bạn những góc nhìn khác nhau cũng như đánh giá rõ hơn về thương hiệu bạn muốn kinh doanh.
Trò chuyện nhiều hơn với bên nhượng quyền, để hiểu rõ hơn quy trình kinh doanh cũng như những khó khăn bạn sẽ phải đối mặt khi kinh doanh thương hiệu đó.
Bước 5: Lựa chọn địa điểm
Dù thương hiệu có nổi tiếng đến đâu nhưng lựa chọn địa điểm khuất, khó tiếp cận đến khách hàng thì doanh thu cũng sẽ bị ảnh hưởng nhất định.
Xác định quy mô hiện tạo của thương hiệu để lựa chọn kế hoạch kinh doanh phù hợp hơn. Cần thảo luận với bên nhượng quyền để biết được chiến lược địa điểm của họ để tránh những cạnh tranh không cần thiết đối với những bên nhận quyền khác.
Bước 6: Ký hợp đồng
Hãy tìm đến các chuyên gia có kinh nghiệm ký kết hợp đồng nhượng quyền kinh doanh để đảm bảo bạn sẽ nhận được những lợi ích cũng như đảm bảo tính hợp pháp, minh bạch của hợp đồng.
Những điều khoản chính trong hợp đồng mà bạn phải chú ý:
- Khu vực được nhượng quyền
- Phí nhượng quyền ban đầu
- Phí nhượng quyền hàng tháng
- Các điều khoản chấm dứt hợp đồng
Bước 7: Tuyển dụng
Sau khi hợp đồng được ký kết cũng là lúc bạn chính thức cam kết với chủ thương hiệu và có trách nhiệm với việc kinh doanh. Tuyển và đào tạo nhân viên là điều cần để tiến hành kinh doanh.
Liên hệ với nêm nhượng quyền để hỗ trợ đào tạo nhân viên, đảm bảo sự đồng bộ với thương hiệu trong quy trình bán hàng và chăm sóc khách hàng.
Bước 8: Mở cửa hàng nhượng quyền
Theo như địa điểm đã được tiến hành trao đổi giữa hai bên nhân và nhượng quyền thì cửa hàng sẽ được mở tại vị trí đã bàn trước đó. Việc kinh doanh ban đầu sẽ có những bất cập, khó khăn, nhưng bên nhượng quyền cũng sẽ có những sự hỗ trợ để bên nhận quyền cân bằng được kinh doanh tại cửa hàng.
IV. Top 05 thương hiệu nhượng quyền FnB hot nhất hiện nay
FnB là từ viết tắt của Food and Beverage Department, đây là ngành thuộc về thực phẩm và cung cấp dịch vụ ăn uống. Nhu cầu tiêu thụ của ngành hàng này cực lớn và tiềm năng đầu tư vào đây chưa có xu hướng giảm. Hiện nay thì có rất nhiều thương hiệu thuộc FnB đã tiến hành nhượng quyền kinh doanh để mở rộng thị trường.
1. Pizza Hut
Tổng số chi nhánh nhượng quyền là 12.980 cửa hàng, chi phí nhượng quyền dao động từ 300.000 USD – 2,2 triệu USD.Đây là thương hiệu Pizza hàng đầu thế giới và tiến hành nhượng quyền kinh doanh rất thành công.
Tại Việt Nam, thương hiệu trên đã trở thành thương hiệu pizza được nghĩ ngay đến đầu tiên. Với chiến lược kinh doanh cũng như thực đơn món ăn, cách thức phục vụ chuyên nghiệp, mang đến trải nghiệm tiêu dùng tốt đã tạo điểm nhấn trong lòng khách hàng.
Ngoài ra, Pizza Hut cũng rất quan tâm đến những chi nhánh, đối tác nhượng quyền với những chương trình hỗ trợ rất tốt về cả cách thức quản lý cũng như tài chính.
2. KFC
Tổng số chi nhánh nhượng quyền là 14.146 cửa hàng với chi phí nhượng quyền KFC dao động từ 1,3 triệu USD – 2,5 triệu USD. KFC là thương hiệu thức ăn nhanh quá quen thuộc với người tiêu dùng trên thế giới. Bởi sự tiện lợi, nhanh chóng cũng như giá thành phù hợp nên nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trên rất cao. Với hương vị riêng cùng với việc xây dựng thương hiệu thành công, hiện nay KFC đã chiếm 50% thị trường thức ăn nhanh trên thế giới.
Mỗi cửa hàng được KFC bảo hộ độc quyền vòng 1,5 dặm trở lại để bảo đảm quyền lợi kinh doanh cho cửa hàng được nhượng quyền. Đây cũng trở thành yếu KFC được nhiều nhà đầu tư muốn kinh doanh nhượng quyền bởi sự chu đáo cũng như đảm bảo lợi ích dành cho bên nhận quyền.
3. McDonald’s
Tổng số chi nhánh nhượng quyền là 29.544 cửa hàng, chi phí nhượng quyền dao động từ 1 triệu USD – 2,3 triệu USD
Đây là thương hiệu tiến hành kinh doanh nhượng quyền thương hiệu có doanh thu cao nhất thế giới. Hình thức kinh doanh ngày càng hiện đại, mang đến sự tiện ích cho người tiêu dùng vì thế ngày càng được ưa chuộng hơn.
4. Subway
Tổng số chi nhánh nhượng quyền: 42.227 cửa hàng, chi phí nhượng quyền Subway dao động từ 116.600 USD – 263.200 USD.Subway là thương hiệu nhượng quyền có tiếng trong lĩnh vực thức ăn nhanh, mô hình nhượng quyền rất thông minh và chính mô hình nhượng quyền này đem đến sự thành công cho Subway trên thế giới.
Hiện nay, Subway có mặt trên 109 quốc gia trên thế giới. Subway phục vụ pizza, sandwich, salad… đáp ứng được phần lớn nhu cầu tiêu dùng hiện nay trên thị trường. Điểm đặc biệt của thương hiệu trên đó là sản phẩm nhanh nhưng không gây tăng cân béo phì mà còn giúp ích rất lớn cho việc giảm cân.
5. 7-Eleven
Tổng số chi nhánh được nhượng quyền: 54.127 cửa hàng, chi phí nhượng quyền 7 Eleven dao động từ 37.200 USD – 1,6 triệu USD. 7-Eleven là thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng trong lĩnh vực của hàng tiện lợi cung cấp thức ăn, đồ uống, rượu… 7-Eleven hoạt động hơn 70 năm và hiện nay trở thành thương hiệu tiện nghi nhất trong dịch vụ mua sắm của khách hàng trên thế giới.
7-Eleven nhượng quyền và thu chi phí dựa trên hiệu quả kinh doanh của chi nhánh, đồng thời sẽ có những hỗ trợ về tài chính thỏa đáng cho những chi nhánh được nhượng quyền bằng phần trăm hoa hồng.
V. Định vị và mở rộng thương hiệu với Mobile App từ Abaha
Nền kinh tế số ngày càng phát triển mạnh, xu hướng tiêu dùng của dần cũng dần chuyển sang “mua sắm online”, “đề cao trải nghiệm mua sắm cá nhân”,… Ngoài việc thực hiện chuyển nhượng thương hiệu, doanh nghiệp cũng nên bắt đầu có những chuyển đổi số kinh doanh để đáp ứng thị trường.
Abaha giúp doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống lên Mobile App, đưa thương hiệu tiếp cận nhiều người không giới hạn quy mô và thời gian. Gia tăng doanh số với những tính năng: thông báo đẩy, tích điểm, đổi điểm,…
Abaha mang đến giải pháp X3 ĐỘT PHÁ giúp cho doanh nghiệp:
- Tăng trưởng doanh thu
- Tối ưu nhân lực
- Giảm thiểu chi phí
Lợi ích của doanh nghiệp khi có App bán hàng
1. Tăng cường khả năng nhận diện thương hiệu
Xây dựng hình ảnh, dịch vụ chuyên nghiệp hơn trong tâm trí khách hàng và thuận tiện hơn trải nghiệm mua sắm.
2. Nâng cao chất lượng dịch vụ
Vì app quản lý được công việc vận hành dễ dàng thì việc tối ưu trải nghiệm của khách hàng cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
3. Đẩy mạnh doanh số bán hàng
Sở hữu thêm 1 kênh bán hàng đa năng tích hợp nhiều tính năng giúp cho việc vận hành linh hoạt hơn và hoạt động bán hàng hiệu quả nhất.
4. Như 1 công cụ hỗ trợ marketing
Với app bán hàng khách hàng có thể tiếp cận thông tin ưu đãi, sản phẩm mới, tin tức liên quan nhanh chóng mà không cần truy cập các kênh online media khác.
Liên hệ NGAY để được tư vấn: Abaha.vn
Tạm kết
Kinh doanh nhượng quyền là mảnh đất màu mỡ và ngày càng được nhiều thương hiệu, nhà đầu tư hướng đến bởi tiến hành hình thức trên cả 2 bên đều có lợi và có sự liên kết, ảnh hưởng đến nhau. Abaha cung cấp thông tin giúp cho doanh nghiệp, đơn vị hiểu hơn về mô hình kinh doanh thương hiệu nhượng quyền.