Mô hình kinh doanh thông qua CTV/Đại lý bán hàng online được áp dụng phổ biến tại nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ, bởi lợi ích to lớn mà nó mang lại. Mô hình này giúp doanh nghiệp tiêu thụ được khối lượng hàng lớn hơn, nhanh chóng hơn, đảm bảo việc phân phối rộng khắp đến các thị trường mục tiêu với chi phí tiết kiệm mà lại ít tốn công sức hơn.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai, có 6 sai lầm chính mà các doanh nghiệp gặp phải khiến họ thất bại với mô hình này, một phần do việc chọn sai sản phẩm, sai insight CTV hoặc không biết cách duy trì sự bền vững của hệ thống.
Xem thêm: Giải Pháp Mobile App giúp quản lý 1000+ Cộng Tác Viên chỉ với 1-3 nhân sự
1. Coi nhẹ kênh phân phối CTV
Việc xem nhẹ CTV và coi đội ngũ này chỉ là kênh “phụ” để phân phối một phần sản phẩm của công ty, cũng giống như việc bạn đang không quan tâm và chú trọng đến phát triển nhân tài trong bộ máy của mình.
Một phần lý do của việc này bởi định hướng phát triển hệ thống lớn càng nhanh càng tốt, để mang lại doanh thu nhiều hơn trong tương lai. Điều này có thể sinh ra tâm lý dè chừng của các CTV khi doanh nghiệp có thái độ không tích cực trong việc phát triển kỹ năng đội ngũ, đáp ứng nhu cầu và mong muốn thích đáng của mình. CTV có thể mất niềm tin vào thương hiệu, dần dần khiến họ không còn động lực để bán hàng.
Khi CTV đã không còn động lực đển bán hàng thì doanh số của bạn sẽ bị giảm đáng kể. Hãy chăm sóc và coi trọng CTV như là khách hàng của mình, bởi vì dù sao thì CTV cũng là nguồn lực mang lại khách hàng cho doanh nghiệp của bạn.
2. Sai lầm trong cấu trúc giá
CTV chỉ là nhân sự hợp tác với bạn chứ không phải nhân viên của bạn. Bởi vì họ không được trả lương mà được trả công bằng chiết khẫu của sản phẩm. Chính vì thế giá bán lẻ của CTV không thể thấp hơn quá nhiều so với giá bán lẻ của nhà sản xuất hoặc kênh bán truyền thống, bởi nó có thể gây bất ổn giá trên thị trường, tạo ra môi trường cạnh tranh không công bằng. Tuy nhiên nếu giá bán của CTV bị kèm cặp với điều kiện quá khắt khe, thì tính động lực và khao khát doanh thu của họ cũng sẽ sụt giảm.
Một số doanh nghiệp áp dụng các cấu trúc giá cũ hoặc áp dụng tỷ lệ chiết khấu của kênh bán trực tiếp (qua siêu thị, cửa hàng, …) vào mô hình CTV là hoàn toàn sai. Kênh bán trực tiếp có thể chiết khấu ở mức 20% bởi ngày họ có thể bán trăm/ngàn sản phẩm, còn mỗi CTV ngày chỉ bán được 2-3 đơn. CTV cần được chiết khấu cao hơn, để đáp ứng được kỳ vọng trong thu nhập của họ.
Tips: Các sản phẩm bán ở kênh CTV có thể cao cấp hơn kênh truyền thống, và lý do thuyết phục khách mua hàng chính là sự “đặc biệt” của mặt hàng chứ không phải bởi giá cả. (Tạo ra các dòng sản phẩm mới cho CTV như standard, gold, premium, …).
Xem thêm: Quy trình 10 bước xây dựng hệ thống 1000+ Cộng tác viên/đại lý bán hàng Online cho doanh nghiệp
3. Sản phẩm không phù hợp
Không phải sản phẩm hay dịch vụ nào cũng hoàn toàn phù hợp để áp dụng mô hình kinh doanh CTV. Thực tế cho thấy, các sản phẩm có tính “truyền miệng”, tỷ suất lợi nhuận cao và cần được tư vấn như mỹ phẩm, dược phẩm chức năng, thực phẩm, hàng hóa mẹ và bé, gia dụng cơ bản, … lại dễ thành công hơn khi phân phối bằng kênh CTV/Đại Lý bán hàng online.
Lý do dường như rất đơn giản, bởi mạng lưới khách hàng sẵn có của các CTV thường là người quen của họ. Tệp này đã có một sự tin tưởng nhất định vào người bán, vì vậy đưa ra quyết định xuống tiền dễ dàng hơn, đặc biệt với các sản phẩm tốt thì tính chất truyền miệng giữa người quen và người quen còn làm lan tỏa thương hiệu mạnh mẽ, ra doanh thu nhanh chóng.
4. Để các CTV tự làm marketing
Bạn cần đảm bảo hệ thống của mình luôn được cập nhật kiến thức bán hàng và các cách tiếp cận, chốt sale khách hàng một cách hiệu quả nhất. Kiến thức đào tạo này cần ngắn gọn, dễ áp dụng và mang tính hiệu quả cao, tránh những kiến thức quá phức tạp về marketing.
Các CTV có thể bán hàng tốt, phát triển hệ thống tuyến dưới nhanh, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tạo ra các mẫu quảng cáo hiệu quả. Việc để các CTV “tự bơi” có thể gây ra sai sót, không thúc đẩy được doanh thu, mất thời gian của cả 2 bên.
Doanh nghiệp cần tạo sẵn các content thu hút để CTV/đại lý chỉ việc “copy paste”, khiến họ cảm thấy việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn và không mất tập trung vào những đầu việc không phải thế mạnh của mình. Doanh nghiệp kiểm soát những content này cũng sẽ yên tâm về việc thông điệp truyền thông của sản phẩm vẫn chính xác và xuyên suốt, mặc dù hệ thống có thể lên đến hàng trăm, nghìn người.
Ngoài ra khi để CTV tự làm marketing thì khách hàng sẽ có thiên hướng là “của” CTV. Vì thế nếu trong tương lại doanh nghiệp không còn hợp tác với CTV nữa thì khách hàng có thể cũng sẽ rời bỏ doanh nghiệp của bạn.
Xem thêm: 09 Bí Quyết Tạo Động Lực Bán Hàng Cho Hệ Thống Cộng Tác Viên
5. Không xây dựng được văn hóa doanh nghiệp
Khi hệ thống bắt đầu phát triển, việc giữ chân CTV ở lại là điều vô cùng cần thiết. Lúc này, chính sách giá và chiết khấu chỉ là một phần, việc xây dựng một cộng đồng gắn kết để duy trì lòng trung thành của CTV mới thực sự quan trọng.
Doanh nghiệp nên tạo ra những danh hiệu thật “ngầu” và trao tặng cho các CTV bán hàng tốt, hoặc tuyển được nhiều CTV tuyến dưới, hay đào tạo cho các CTV khác nâng cao kỹ năng và hiệu suất bán hàng, … Tổ chức các event team building trao thưởng để CTV giao lưu với nhau và tạo thành một nhóm chia sẻ, cùng hỗ trợ, bù trừ những thiếu sót của nhau.
Điều này không chỉ giúp các CTV cũ cảm thấy hạnh phúc, mà còn là cơ sở để các CTV mới cân nhắc gia nhập vào hệ thống của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp càng chuyên nghiệp thì nhân sự càng có sự kính trọng dẫn đến thái độ làm việc tốt mang lại hiệu quả cao.
6. Quá tập trung phát triển sản phẩm mà không chú trọng xây dựng thương hiệu
Giá trị cốt lõi của mọi doanh nghiệp đều là sản phẩm, dịch vụ của chính họ. Tuy nhiên làm ra một sản phẩm tốt nhưng chưa có kế hoạch rõ ràng trong việc đưa sản phẩm đó ra thị trường như thế nào là một sai lầm điển hình của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp mới, chưa xây dựng được thương hiệu riêng.
Đừng quá “sa lầy” vào tình yêu với chính sản phẩm của mình, mà nhìn nhận thẳng thắn về những sai lầm và thất bại ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Đối thủ có cùng phân khúc bán sản phẩm chất lượng kém hơn, giá cao hơn mà lại bán chạy hơn có lẽ bởi cách truyền thông của họ thành công và đúng đắn hơn. Hãy coi đó là bài học để điều chỉnh cách quảng bá của mình.
Xây dựng sản phẩm và phát triển thương hiệu cần được thực hiện song song. Thậm chí trong một số giai đoạn, doanh nghiệp cần phát triển thương hiệu mạnh mẽ hơn cả việc tập trung vào sản phẩm.
7. Tạm kết
Mong rằng những chia sẻ từ đội ngũ Abaha đã phần nào giải đáp được khúc mắc của các nhà sản xuất và doanh nghiệp, giúp bạn tránh những sai lầm này trong tương lai và tìm ra con đường đúng đắn để phát triển mô hình kinh doanh của mình!
Abaha cung cấp App B2B CTV – App phát triển hệ thống CTV. Đây là giải pháp mobile app mang thương hiệu riêng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xây dựng và quản lý hệ thống hàng ngàn CTV một cách tự động với nhiều chức năng đặc biệt như: nhiều mô hình hoa hồng, nhiều cấp CTV, tính toán hoa hồng tự động, khuyến khích CTV đặt hàng và giới thiệu CTV mới tự động, push notification để remarketing và truyền thông cho toàn hệ thống một cách đồng bộ và miễn phí…
Với B2B CTV – App phát triển hệ thống CTV, doanh nghiệp có thể tiết kiệm tới 80% chi phí vận hành và quản lý hệ thống CTV. Có nhiều doanh nghiệp chỉ cần 2-3 nhân sự để quản lý cả ngàn CTV. Xem thêm thông tin chi tiết về giải pháp này TẠI ĐÂY.
————————————————————–
- Abaha là 1 thành viên của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ Thông tin Việt Nam (VINASA).
- Kinh nghiệm nhiều năm đồng hành và cung cấp App bán hàng cho hơn 2500 doanh nghiệp.
- Đội ngũ nhà phát triển giàu kinh nghiệm, nhiệt tình và được chứng nhận.
- Giá trị cốt lõi của công ty là “Chính trực” – Bán hàng dựa trên sự trung thực và đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.
- Cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trên suốt lộ trình: Cả Trước – Trong – Và sau khi khởi chạy App.
>>Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận những ưu đãi tại đây:
Fanpage: Abaha
Zalo: Abaha Việt Nam